Ngày nay, thế giới đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, trong đó giáo dục đào tạo cùng với khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có vai trò hết sức quan trong trong sự phát triển. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước coi giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đại hội XI của Đảng coi phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng tưởng kinh tế nhanh và bền vững. Để kinh tế phát triển, xã hội ổn định và tiến bộ, đời sống của người dân văn minh, no ấm; đất nước cần có một lực lượng lao động có đạo đức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp để làm việc trong môi trường toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Việt Nam có hơn 65% dân số trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực; nhiều lĩnh vực thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực có trình độ cao, cơ cấu đội ngũ lao động đã qua đào tạo chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo đang tạo ra một sức ép rất lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước. Trong những năm qua, hệ thống trường TCCN của thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thành phố; nhưng mặt khác ngay chính hệ thống này cũng bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình đào tạo, cung ứng nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố: Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Nội dung chương trình và phương pháp dạy học chưa theo kịp yêu cầu phát triển không ngừng của thực tiễn lao động xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn thiếu cả về số lượng lẫn kỹ năng thực hành, nghiệp vụ quản lý. Chất lượng đầu vào của học sinh thấp và không đồng đều. Đào tạo phát triển giáo dục TCCN hầu như không có. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục TCCN chưa tương xứng với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội còn coi trọng bằng cấp cao nên thanh niên trong HUTECH iv độ tuổi lao động chưa quan tâm chọn con đường học TCCN để tiến thân. Từ những thực tế trên, trong những năm trước mắt, giáo dục nghề nghiệp nói chung, giáo dục TCCN nói riêng phải phấn đấu "mở rộng quy mô, tăng cường huy động nguồn lực trong xã hội" để nâng cao chất lượng đào tạo, "cung cấp đầy đủ hiệu quả cho nền kinh tế một đội ngũ những người lao động có tri thức nghề nghiệp, tay nghề và đạo đức nghề nghiệp, luôn thích ứng với môi trường thay đổi" trên cơ sở "tiêu chuẩn hóa giáo dục nghề nghiệp, kết nối hiệu quả với nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của nhân dân".
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta ...
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, tất cả vì lợi ích ...
1.The necessity of the thesis Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s beliefs affirm that: Revolution is the cause of th ...
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng ...
Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượ ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay