1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng thương mại Nhà nước có bề dày lâu đời nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua chặng đường 53 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng chuyên ngành có nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước, đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trở thành Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt với tính hệ thống cao. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã khẳng định được vai trò chủ lực và thế mạnh trong việc cho vay vốn phục vụ đầu tư phát triển, góp phần Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Doanh nghiệp xây lắp từ lâu đã là khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp còn tồn tại nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và thu nhập của ngân hàng. Một trong những biểu hiện của tình trạng trên là tỷ lệ nợ quá hạn cao, nợ xấu còn ở mức cao Chính vì vậy, việc chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp là việc cần thiết. Xuất phát từ mong muốn trên, đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại. - Từ lý thuyết nghiên cứu kết hợp với thực trạng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Trong bài viết chỉ xét trên giác độ ngân hàng và tập trung nghiên cứu chất lượng cho vay dưới giác độ cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp để phục vụ hoạt động thi công xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, điều tra chọn mẫu, tổng hợp so sánh một cách logic để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng, các ngân ...
Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này ...
Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung ...
Cách thức kết hợp cả ba quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định chính sách cổ tức và đặt chúng một cách ...
Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, tức là nó sử ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay