1. Lý do chọn đềtài Nhượng quyền thương mại ( Franchise) là một hình thức phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, tuy không mới mẻtrên thếgiới nhưng vẫn còn khá mới lạ tại Việt Nam. Đây không chỉlà lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp mà cũng còn khá mới cảtrong lĩnh vực học thuật. Ngay cảnhững sinh viên của khối kinh tếtrong các trường Đại học Việt Nam cũng chỉ được tiếp cận rải rác trong một sốhọc phần liên quan tới lĩnh vực Maketing hoặc Chiến lược kinh doanh. Mặc dù vậy, với xu hướng của nền kinh tếphát triển hội nhập thếgiới, đã mang đến cho thịtrường Việt Nam nhiều cơhội và thách thức mới. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽcó cơhội thuận tiện hơn trong việc thâm nhập thịtrường Việt Nam đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơhội phát triển ra nước ngoài. Trong xu thế đó, những hình thức kinh doanh phổbiến trên thếgiới sẽcó cơhội phát triển tại Việt Nam mà phát triển bằng hình thức Nhượng quyền thương mại cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nhượng quyền thương mại là một hình thức phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp tuy không phải là duy nhất và hoàn hảo nhưng theo thống kê và thực tiễn đã khẳng định nó có nhiều ưu điểm cho cảhai phía trong thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại, giúp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển. Tại Việt Nam trong khoảng 5 năm trởlại đây, các hoạt động liên quan đến NQTM đã có những bước phát triển mới mạnh mẽbởi sựtham gia của các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhưcác doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập tổchức thương mại thếgiới (WTO), Việt Nam đã được các chuyên gia đánh giá sẽlà một thịtrường phát triển NQTM đầy tiềm năng. Thực tế, hoạt động NQTM trong những năm gần đây đã phát triển mạnh hơn và các thông tin về hoạt động NQTM cũng dần được phổbiến rộng rãi hơn. Tuy vậy, sựhiểu biết về lĩnh vực NQTM vẫn còn khá hạn chếkểcảtrong các giới chức quản lý Nhà nước đến các doanh nhân và giới tiêu dùng nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu vềlĩnh vực NQTM sẽgóp thêm một tiếng nói tuy nhỏbé nhưng cũng mong góp phần làm tăng thêm sựhiểu biết chung vềmảng đềtài này và tạo thêm cơhội cho các doanh nghiệp có thêm những lựa chọn mới trên con đường phát triển kinh doanh của mình. Với những lý do đó, tác giả đã chọn đềtài “GIAÛI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN KINH DOANH BẰNG HÌNH THÖÙC NHÖÔÏNG QUYEÀN THÖÔNG MAÏI TAÏI CAÙC DOANH NGHIEÄP VIEÄT NAM ĐẾN NĂM 2015” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơsởcủa những vấn đềmang tính lý luận, đềtài tìm hiểu thực trạng tình hình hoạt động NQTM của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, phân tích, đánh giá tình hình và từ đó rút ra những giải pháp cơbản cần quan tâm trong giai đoạn đến năm 2015 nhằm góp phần thúc đẩy sựphát triển hình thức kinh doanh này tại các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực phát triển kinh doanh NQTM rất rộng với nhiều vấn đềkhác nhau. Nhưng đềtài chỉtập trung vào nghiên cứu vấn đềvới giới hạn nhưsau: - Tóm tắt những lý luận cơbản vềhoạt động nhượng quyền thương mại và cơ sởluật pháp vềnhượng quyền thương mại ởViệt Nam. - Tập trung phân tích đánh giá các doanh nghiệp điển hình tiến hành nhượng quyền thương mại trên cơsởcác chính sách, cách thức tiến hành mà không đi sâu phân tích vềtình hình tài chính từcác doanh nghiệp. - Tìm hiểu các doanh nghiệp nhận quyền thương mại và các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trên cơsởphân tích đánh giá các đối tượng này là những đối tượng liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Việc phân tích đánh giá các vấn đềthuộc phạm vi nghiên cứu của đềtài chủ yếu dựa trên cơsởkhoa học và phương pháp luận nhưsau: - Tổng hợp hệthống lý luận vềhoạt động nhượng quyền thương mại. - Sửdụng phương pháp tổng hợp, phân tích , đánh giá so sánh đểlàm rõ các luận điểm được đềcập trong luận văn. 5. Kết quảvà Ý nghĩa của đềtài Luận văn đã tóm tắt một cách khái quát vềlĩnh vực nhượng quyền thương mại từnhiều nguồn khác nhau. Thu thập một sốtài liệu, thông tin vềthực trạng của các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại trên cơsở đó kết hợp với các vấn đềlý luận và thực tiễn để đềra một sốgiải pháp đểphát triển hình thức kinh doanh này cho các doanh ngiệp Việt Nam từnay đến năm 2015. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơsởlý thuyết vềnhượng quyền thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Chương 3: Các giải pháp, kiến nghịphát triển kinh doanh bằng hình thức Nhượng quyền thương mại tại các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2015.
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn, các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hộ ...
Tập hợp các yếu tố (tài sản) • Gia tăng/giảm giá trị • Gắn với một thương hiệu • Khác biệt với các TH khác • Có t ...
“Sống là cống hiện, là xây đắp xã hội thêm đẹp tươi”. Là những người có ước vọng cầu tiến, dũng cảm vươn mình tiến bư ...
1. Tên - Tên tiếng Việt: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP - Tên tiếng Anh: Vietnam Airlines JSC - Tên viế ...
Trong quá trình phát triển và cạnh tranh gay gắt hiện nay, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được coi trọng ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay