Ngày nay, khi khoa học kỹthuật ngày càng phát triển, con người càng lạm dụng quá mức các chếphẩm hoá học độc hại. Từphẩm màu trong thức ăn, hàn the, formol, các chất bảo quản nông sản, thực phẩm, thuốc trừsâu chưa phân huỷhết trong rau quả, các sản phẩm hoá dược, hoá mỹphẩm,.đã gây nhiễm độc tiềm tàng và nhiều bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là hiện tượng rụng tóc, bệnh ung thư, sần da và rất nhiều chứng bệnh khác. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” của ngành y tế, việc tìm về với thiên nhiên đểnghiên cứu, khai thác và phát triển các loại thuốc bổ, các chế phẩm dùng trong thực phẩm nhằm tăng cường sức khoẻcho cộng đồng, ngăn ngừa bệnh tật, đang là vấn đềcấp bách và ngày càng được đẩy mạnh trên thếgiới cũng như ởViệt Nam. Việt Nam là một trong sốít quốc gia có đặc điểm địa lý và khí hậu đa dạng, có một hệthống y học cổtruyền phát triển từlâu đời với nhiều loại cây thuốc là nguồn nguyên liệu chủyếu. Trong đó, gấc (Momordica cochinchinesis (Lour.) Spreng.) là loại cây có giá trịdược liệu vô cùng quí giá, được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963), (1997). Theo y học cổtruyền, tất cảcác bộphận của gấc đều là vịthuốc. Đặc biệt là hàm lượng ß-carotene (tiền chất vitamin A) rất cao. Đây là nguồn vitamin A thiên nhiên vô cùng quí giá, có tác dụng phòng và chữa bệnh thiếu vitamin A là nguyên nhân gây khô giác mạc mắt, bệnh quáng gà, suy dinh dưỡng và chậm lớn ởtrẻem (ĐỗTất Lợi, 2003). Gấc được tìm thấy ởnhiều nơi trên thếgiới nhưPhilipin, Thái Lan, miền nam Trung Quốc, Miến Điện, Lào và Campuchia (Le Thuy Vuong, 2002). ỞViệt Nam gấc mọc hoang hay được trồng khắp nơi nhiều nhất là các vùng phía Bắc. Gấc là loại dây leo dễtrồng, không tốn đất, chi phí đầu tưthấp. Gấc có thểtrồng bằng hạt hay giâm cành, nhưng hệsốnhân giống không cao (ĐỗTất Lợi, 2003). Thêm vào đó gấc là loại cây đơn tính biệt chu (cây đực và cây cái riêng), nếu trồng bằng hạt thì sau một thời gian mới xác định được là cây đực hay cây cái mà cây đực thì không cho quả. Điều này vừa mất công chăm sóc, vừa tốn thời gian và chi phí. Vì 15 vậy, phương pháp nhân giống cổtruyền không thểcung cấp đủlượng cây giống cho qui mô sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu thịtrường. Đểgiải quyết các trởngại trên thì nhân giống bằng phương pháp in vitro đã và đang chứng tỏlà một phương pháp có ý nghĩa quan trọng cho công tác giống cây trồng, mang lại hiệu quảkinh tếcao. Đây là phương pháp giúp tạo ra một sốlượng lớn giống cây trồng đồng nhất trong một thời gian ngắn, giúp duy trì được các tính trạng tốt từthếhệtrước sang thếhệsau, cải tiến các giống cây trồng và tạo cây sạch bệnh. Do vậy, đềtài nghiên cứu “Hiệu quảcủa Benzyl adenine, Naphthaleneacetic acid, Indole-3-butyric acid và than hoạt tính trên sựtạo chồi và rễcây gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.) in vitro” được tiến hành nhằm tìm ra hàm lượng cytokinin và auxin thích hợp cho sựtạo chồi và rễcây gấc in vitro.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2011 t ...
Với diện tích đất nông nghiệp 433.45 ha (tính năm 2010), trong đó diện tích trồng hoa 10 ha, Phú Mậu được xem là một ...
Trong thời gian thực tập tại phòng Nông nghiệp UBND huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An tôi đã chọn đề tài "Đánh giá hiệu q ...
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, là điều kiện tiê ...
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành sản xuất vật chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay