Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng ở gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay

<p> Bệnh héo xanh (bacteria wilt) đã và đang gây thiệt hại nặng nề ở các vùng chuyên canh ớt cay và ớt ngọt trên thế giới. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum (R. solanacearum) là tác nhân gây bệnh trên vài trăm loại cây trồng khác nhau thuộc 44 họ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Hayward, 1991 và Mimura et al., 2009). Ở Việt Nam vi khuẩn R. solanacearum gây hại quan trọng trên khoai tây, cà chua, ớt, cà tím, khổ qua, khoai lang, gừng, (Burgess et al., 2008), vi khuẩn này có phạm vi ký chủ rộng và lưu tồn rất lâu trong đất, bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, đặc biệt trong mùa mưa (Phạm Văn Kim, 2000; Hà Viết Cường, 2008). Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng chuyên canh ớt huyện Thanh Bình-tỉnh Đồng Tháp hàng năm có khoảng 1.500 ha, chủ yếu xuất khẩu; vùng trồng tập trung ở huyện Chợ Mới và An Phú-tỉnh An Giang, huyện Châu Thành và Chợ Gạo-tỉnh Tiền Giang, huyện Giồng Riềng-tỉnh Kiên Giang. đã bị bệnh héo xanh gây thiệt hại nặng nề, đang là một trong những vấn đề nan giải trong sản xuất ớt (Trần Thị Ba, 2016). Mầm bệnh héo xanh lưu tồn lâu trong xác bả thực vật, có thể lan truyền qua hạt, đất, động vật và con người. Hiện nay chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh héo xanh, chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học, gây phá vỡ cân bằng sinh học, tác nhân dễ phát sinh nòi kháng đồng thời gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (Keinath et al., 1998 và Ji et al., 2008), nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả cao vì thuốc không thể thấm sâu vào vùng rễ. Một số phương pháp kiểm soát bệnh đã được khuyến cáo như vệ sinh đồng ruộng, luân canh và sử dụng vi khuẩn đối kháng, nhưng sử dụng giống ớt chống chịu bệnh là một chiến lược chính đối với bệnh héo xanh vi khuẩn R. solanacearum trên ớt (Tran Ngoc Hung and Byung-Soo Kim, 2012). Việc nghiên cứu chọn giống ớt chưa được quan tâm nhiều nên năng suất chưa cao (Trương Trọng Ngôn và Nguyễn Trí Yến Chi, 2013). Sử dụng gốc ghép là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh héo xanh khả thi nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thông qua gốc ghép, cây trồng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường đất như mầm bệnh, ngập úng, khô hạn (Schwarz et al., 2010). Ưu điểm của biện pháp ghép trong canh tác cây rau là giúp cây kháng bệnh đặc biệt là mầm bệnh trong đất, bệnh héo rũ do nấm Fusarium spp., bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum và tuyến trùng rễ trên dưa leo, dưa hấu, cà chua, ớt, (Sanjun, 2009). Từ năm 2000, người dân tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng cây ghép cho vùng chuyên canh cà chua, nhiều tỉnh ở ĐBSCL cũng trồng cà chua và dưa hấu ghép đạt hiệu quả kinh tế cao (Ngô Quang3 Vinh và Ngô Xuân Chinh, 2003). Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào được công bố về sử dụng gốc ghép cho cây ớt cay nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh héo xanh và ổn định năng suất trái ớt. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY