<p> Xây dựng nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là con đường tất yếu để Việt Nam tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển ở nước ta rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó do sự tác động của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu,. trong nền kinh tế nước ta cũng đã nảy sinh nhiều hiện tượng hay quan hệ kinh tế vốn không tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa. Một trong những hiện tượng đó là sự phá sản của các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp bị phá sản sẽ kéo theo những hậu quả nhất định như sự xáo trộn trong nền sản xuất, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của người lao động, đến lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Do đó, để đảm bảo, duy trì mối quan hệ hài hòa giữa những lợi ích nêu trên, đòi hỏi chúng ta phải có một cơ chế pháp lý thống nhất và chặt chẽ. Ngay từ khi Đảng và Nhà nước xác định chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đạo luật phá sản đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam đã được ban hành năm 1993 để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật đó. Tuy nhiên, trong 10 năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp 1993 (Luật PSDN (1993) đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Luật phá sản năm 2004 (2004) ra đời tưởng chừng như đã khắc phục được những hạn chế của Luật PSDN 1993. Thế nhưng, sau hơn 3 năm thi hành, số lượng các vụ việc phá sản được thụ lý vẩn ở mức rất khiêm tốn: tổng cộng chỉ có gần 60 hồ sơ được thụ lý ở cả ba khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Điều đó không có nghĩa là môi trường kinh doanh trong nước hết sức lành mạnh mà phản ánh rằng các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản vẫn chưa tìm thấy ở pháp luật phá sản hiện hành một cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó, tháng 12 năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chính thức tham gia vào sân chơi thương mại mang tính toàn cầu. Sự hội nhập với các nền kinh tế lớn cũng sẽ kéo theo hệ quả không thể tránh khỏi của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt, khi các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Jan Noether, Trưởng đại diện Phòng thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam đã phát biểu: “Vào WTO đồng nghĩa với những vụ phá sản hàng loạt và thất nghiệp trong giai đoạn đầu”. Điều này cũng có nghĩa là yêu cầu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi cho đối tượng này càng trở nên cấp thiết. Do vậy, nghiên cứu về thủ tục phá sản để làm sáng tỏ quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và môi trường kinh tế quốc tế. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong thủ tục phá sản” làm Luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn được kết cấu gồm ba chương không kể lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chương I: Khái quát chung về phá sản và pháp luật phá sản. Chương II: Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong thủ tục phá sản. Chương III: Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật phá sản. Với trình độ còn nhiều hạn chế cũng như kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều cho nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và tất cả các bạn. </p>
<p> Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
<p> Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
<p> Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
<p> Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
<p> Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay