1. Lý do chọn đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng trên 100 quốc gia thuộc cả 6 châu lục. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công nghiệp đứng thứ 2 trong các cây lấy dầu thực vật. Sản phẩm chế biến từ lạc rất đa dạng trong đó chủ yếu là hạt. Hạt lạc chứa khoảng 40 - 60% lipit và 26-34% protein là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chế biến dầu và khô dầu [19]. Do cây lạc phù hợp và thích ứng nhanh với điều kiện nhiệt đới, á nhiệt đới, các vùng có khí hậu ẩm nên hiện nay, nó được trồng chủ yếu ở các vùng Á - Phi như Ấn Độ, Trung Quốc, Senegal, Indonexia, Malaixia, Nigeria, Myanma, Tuy nhiên, khoảng 70% tổng sản lượng lạc toàn thế giới chỉ tập trung ở ba quốc gia là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. Ở Việt Nam, chưa có tài liệu xác minh cụ thể cây lạc được du nhập vào từ bao giờ nhưng theo một số tài liệu cổ thì cây lạc được du nhập vào từ Trung Quốc. Ngày nay lạc là một trong những cây đậu đỗ quan trọng, được trồng rộng khắp trong nước với diện tích xấp xỉ 250.000ha, chiếm khoảng 39% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm, sản lượng 350.000tấn. Cũng giống như những cây trồng khác sản xuất lạc gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân chính là do bệnh hại. Các kết quả nghiên cứu trước đây đều khẳng định: Bệnh hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và phẩm chất lạc. Hạt lạc là nơi tiềm ẩn nhiều loài nấm gây bệnh, đặc biệt là các loài nấm có nguồn gốc trong đất và truyền qua hạt giống như Aspergillus sp., Sclerotium rolfsii Nhóm nấm này phát sinh và gây hại trong cả chu kỳ sống của cây trên đồng ruộng và trong kho bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống, đồng thời là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người và vật nuôi, một trong số đó là nấm Aspergillus niger, gây bệnh héo rũ điển hình. Hiện nay, áp dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh nấm hại đang là xu hướng được quan tâm bởi sự an toàn, hiệu quả, đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Trên thế giới, nghiên cứu ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma để kiểm soát Aspergillus niger bằng “cạnh tranh sinh học” hiện nay là hướng nghiên cứu ứng dụng đang được quan tâm. Nghệ An là địa phương sản xuất lạc chuyên canh, ngoài sự phá hại của các loài bệnh hại thì đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng về nguồn lợi nấm đối kháng Trichoderma, vì sự khắc nghiệt của tự nhiên đã chọn tạo nên nhiều loài sinh vật đặc thù. Hướng nghiên cứu ứng dụng các loài nấm đối kháng Trichoderma trong kiểm soát sinh học nấm Aspergillus niger là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn to lớn, giúp tăng giá trị phẩm chất cho lạc xuất khẩu của tỉnh nhà. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm Trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm Aspergillus niger hại lạc của chúng vụ xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An”. 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu * Mục đích - Điều tra xác định thành phần và mức độ nhiễm bệnh trên lạc vụ Xuân 2014 trên đất trồng lạc thu thập ở vùng Nghi Lộc - Nghệ An. - Nghiên cứu và tuyển chọn chủng nấm Trichoderma phòng trừ Aspergillus niger gây bệnh thối gốc mốc đen trên lạc ở Nghi Lộc, Nghệ An. * Yêu cầu - Điều tra tình hình bệnh hại lạc ở các xã Nghi Trường, Nghi Phong - huyện Nghi Lộc vụ Xuân 2014. - Nghiên cứu, so sánh đặc điểm hình thái, sinh học của 8 chủng nấm Trichoderma thu ở 3 vùng miền khác nhau (Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam). - Đánh giá tỷ lệ và mức độ đối kháng của 8 chủng nấm Trichoderma với nấm Aspergillus niger bằng phương pháp nuôi kép. - Thử nghiệm sử dụng 8 chủng Trichoderma phòng trừ bệnh thối gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger gây nên trong điều kiện chậu vại, nhà lưới và ngoài đồng ruộng. 3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Nấm gây bệnh thối gốc mốc đen trên lạc Aspergillus niger. Khoá phân loại mới cho Nấm A.niger thuộc: Ngành Amastigomycota Ngành phụ: Ascomycotina Lớp: Ascomycotina Bộ: Eurotiales Họ: Eurotiaceae Giống: Aspergillus. (Sumbali, 2005) - Các chủng nấm đối kháng Trichoderma thu thập ở 3 vùng miền Bắc, miền Trung, miền Nam. * Phạm vi và nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, so sánh đặc điểm hình thái, sinh học của 8 chủng nấm Trichoderma thu ở 3 vùng miền khác nhau (miền Bắc, miền Trung và miền Nam). - Đánh giá tỷ lệ và mức độ đối kháng của 8 chủng nấm Trichoderma với nấm Aspergillus niger bằng phương pháp nuôi kép. - Thử nghiệm sử dụng 8 chủng Trichoderma phòng trừ bệnh thối gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger gây nên trong điều kiện chậu vại, nhà lưới và ngoài đồng ruộng. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn * Ý nghĩa khoa học - Đề tài cung cấp những số liệu khoa học về tình hình nhiễm nấm Aspergillus niger trên cây lạc tại Nghi Lộc và một số huyện phụ cận vụ Xuân 2014. * Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được hiệu quả của hướng kiểm soát A. niger trên cây lạc bằng biện pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng Trichoderma, làm cơ sở khoa học cho việc giảm thiểu khả năng gây hại của nấm A. niger trên cây lạc, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta ...
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, tất cả vì lợi ích ...
1.The necessity of the thesis Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s beliefs affirm that: Revolution is the cause of th ...
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng ...
Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượ ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay