1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vận động và phát triển là phương thức tồn tại của văn học nghệ thuật. Quy luật ấy mang tính phổ quát cho mọi nền văn học trên thế giới và ở mọi thời đại. Đối với những nhà văn, nhà thơ lớn đã từng sống và sáng tác vào những thời điểm lịch sử và văn học chuyển mình mang ý nghĩa bước ngoặt thì dấu ấn của chủ thể sáng tạo càng thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Nền văn học viết Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển trên một nghìn năm nay. Qua bao nhiêu bước thăng trầm, các thế hệ nhà văn Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như bây giờ. Trong cả chặng đường dài phát triển, có thể khẳng định văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay được xem là giai đoạn có nhiều bước biển chuyển mạnh mẽ nhất. Đây là thời kỳ văn học vận động và không ngừng đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa và dân chủ hóa cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Sự chuyển biến này có ý nghĩa cách mạng, làm thay đổi phạm trù văn học, chuyển văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại. Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, để chiếm lĩnh những giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ của nó chúng ta không thể không chú ý đến sự vận động và phát triển chung của cả nền văn học và cụ thể hóa ở những tác gia tiêu biểu. 1.2. Những người có công đóng góp vào quá trình đổi mới của văn học dân tộc trong hơn một thế kỷ qua, có rất nhiều tác giả thuộc nhiều thể loại khác nhau. Trên lĩnh vực thơ ca, chúng ta có cả một đội ngũ nhà thơ hùng hậu bao gồm nhiều thế hệ. Có nhiều người rất nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của dân tộc và trên trường quốc tế như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh Trước Cách mạng tháng Tám, họ là những nhà thơ tiêu biểu và nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng, sáng tác của họ rất phong phú, có nhiều thành tựu, đã được độc giả và giới nghiên cứu phê bình khẳng định. Với nhà thơ Chế Lan Viên, có thể khẳng định rằng ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỷ XX. Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên kéo dài hơn nửa thế kỷ, qua ba thời kỳ: thời kỳ trước cách mạng, thời kỳ “Ba mươi năm dân chủ cộng hòa” và thời kỳ sau 1975. Trong tiến trình phát triển của thơ Việt Nam hiện đại, hiếm có một nhà thơ nào chiếm lĩnh được cả ba đỉnh cao ở cả ba thời kỳ sáng tác như Chế Lan Viên. Chính tài năng và những thành tựu to lớn trong sự nghiệp sáng tác mà Chế Lan Viên đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. 1.3. “Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng” [14, 61]. Thơ trữ tình luôn luôn gắn với cái “tôi”. Bởi vậy khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trên các phương diện thuộc về thể loại, các trào lưu, khuynh hướng, các chặng đường sáng tác, các tác giả hay ngay cả một tác phẩm thơ cụ thể, người ta thường quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu cái tôi trữ tình. Việc nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ rất rộng, rất phức tạp và chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu đề tài Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên là một việc làm hữu hiệu để thấy được nét độc đáo trong phong cách, những tiến bộ nghệ thuật, những đóng góp của Chế Lan Viên trong nền thơ Việt Nam. 1.4. Có nhiều căn cứ để khảo sát sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ. Đó là căn cứ triết học về sự vận động biện chứng của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, như một quá trình không ngừng của sự sinh thành và sự tiêu vong, của sự tiến triển vô tận từ thấp đến cao. Ngoài căn cứ triết học còn phải có căn cứ từ thực tế. Trong sáng tạo thơ, tác giả nào cũng có sự vận động và sự trưởng thành. Tuy nhiên, có những nhà thơ chỉ sáng tác trong một thời gian ngắn, số lượng tác phẩm không nhiều thì dấu ấn của sự vận động này ít có điều kiện thể hiện. Thơ Chế Lan Viên đã trải qua một quá trình sáng tác rất dài, qua ba thời kỳ và đã thể hiện rất rõ sự vận động của cái tôi trữ tình. Chế Lan Viên luôn luôn đề cao ý thức trách nhiệm người cầm bút, luôn luôn mong muốn cung cấp cho đời nhiều tác phẩm. Với quan niệm “thơ cần có ích cho đời, cho nhân dân”, Chế Lan Viên đã không ngừng phấn đấu. Cuộc “đấu tranh bản thân” trong con người công dân và con người nghệ sĩ ở ông làm cho ông hay “sám hối”, không tự bằng lòng về những gì thơ mình chưa hoàn thiện. Cuộc chiến đấu ấy dầu gian nan nhưng ông đã vượt qua và đạt được những thành công. Trong một số tiểu luận, trong rất nhiều bài thơ, ông đã nói rõ quá trình phấn đấu, trưởng thành, nói rõ sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ mình. Lý do nghiên cứu đề tài có cơ sở thực tiễn đó là thơ Chế Lan Viên tồn tại một cái tôi trữ tình không ngừng vận động, không ngừng biến đổi trên cơ sở kế thừa và cách tân. Đó là sự vận động từ một cái tôi lãng mạn trước cách mạng đến cái tôi trữ tình chính trị giai đoạn 1945 - 1975 và đến cái tôi đời tư thế sự mang nặng cảm xúc trầm tư suy ngẫm trong những bài thơ được sáng tác sau 1975, đặc biệt là những bài thơ được sáng tác những năm cuối đời. Quả là, trong lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, hiếm có một nhà thơ nào tạo ra sự vận động liên tục trong suốt cả sự nghiệp sáng tác, tạo nên được sức hấp dẫn đối với công chúng yêu thơ như Chế Lan Viên. 1.5. Chế Lan Viên là một tác giả lớn, có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn ở các cấp học từ phổ thông đến đại học. Nhiều bài thơ của ông đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với bao thế hệ học sinh như Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Tình ca ban mai Nghiên cứu đề tài này cũng là để bổ sung thêm kiến thức về thân thế, sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, để giảng dạy tốt hơn tác giả này ở nhà trường. 2. Lịch sử nghiên cứu Đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính văn học sử, cả hai vấn đề này đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. 2.1. Những vấn đề về lý luận xung quanh khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình đã được đề cập và được nghiên cứu trong mĩ học cổ điển cận đại phương Tây và phương Đông. Các nhà thơ cổ điển Trung Quốc và Việt Nam, trong các ý kiến bình giải về tình, tâm, trí, đạo trong thơ, tuy chưa sử dụng thuật ngữ cái tôi trữ tình nhưng phần nào cũng thể hiện ý nghĩa của nó. Cái tôi được Hoài Thanh trực diện đề cập đến trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam) có ý nghĩa tổng kết phong trào Thơ mới. Theo Hoài Thanh, chữ “tôi” xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đã đem lại một quan niệm hoàn toàn mới về con người cá nhân: “Ngày thứ nhất ai biết đích xác là ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: Quan niệm cá nhân” [54, 45]. Cái tôi là linh hồn của Thơ mới, “Thời đại Thơ mới là thời đại của chữ tôi” [54, 47]. Cái tôi là một phạm trù đối lập với cái ta của “thơ cũ”. Khái niệm cái tôi cũng được Hoài Thanh vận dụng uyển chuyển để nhận dạng phong cách hồn thơ của mỗi nhà thơ. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề cái tôi được đặt ra như một đối tượng nghiên cứu ở một số chuyên khảo về thơ. Trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức đã dành một số chương bàn về cái tôi trữ tình, tác giả đặt cái tôi trữ tình vào một hệ thống và phân tích nó trong mối quan hệ với nhà thơ, các hình thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ.
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta ...
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, tất cả vì lợi ích ...
1.The necessity of the thesis Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s beliefs affirm that: Revolution is the cause of th ...
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng ...
Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượ ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay