Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong số220 loài trong chi Melaleucathuộc họ Sim (MYRTACEAE). Là loài cây gỗnhỏ, thường xanh, có phạm vi phân bốrộng trên vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Thường được tìm thấy ởnhững vùng đất nghèo dinh dưỡng và ẫm ướt. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm phát triển mạnh ở các vùng đất phèn ngập nước không hoặc ít bịnhiễm mặn. Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương có diện tích rừng tràm tập trung khá lớn, phân bốchủyếu ởcác huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình trên hai nhóm đất phèn điển hình là đất phèn than bùn và đất phèn không có lớp than bùn. Lợi ích của rừng tràm đã được biết đến trong việc phòng hộchắn gió bão, là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật hoang dã nhất là các loài bò sát,cá, các loài chim Những sản phẩm kinh tếtừrừng tràm cũng rất đa dạng: Tinh dầu tràm, mật ong, được sửdụng trong chếbiến dược phẩm, gỗtràm được sửdụng phổbiến trong việc gia cốnền móng các công trình xây dựng, làm chất đốt Đặc biệt, trên các khu vực giao đất giao rừng trên địa bàn U Minh tỉnh Cà Mau cùng một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long, tràm được xem là loài cây chủlực trong việc phát triển kinh tếnông hộ. Trong những năm gần đây đểtăng cường hiệu quảvà đẩy mạnh công tác bảo vệvà phòng chống cháy rừng tràm, việc đắp các đập giữnước trong mùa khô và hoàn thiện dần hệthống kênh mương nội đồng trong khu vực rừng U Minh đã đem lại kết quảkhảquan, tình trạng cháy rừng được từng bước ngăn chặn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm do việc giữnước mang lai, một sốyếu tốbất lợi đã phát sinh như đã có một sốdiện tích rừng Tràm bịchết đồng loạt (1998) mà không rõ nguyên nhân cụthể, chủyếu là trên các vùng đất bịngập quanh năm (do việc quản lý nước phòng chống cháy rừng). Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của độsâu ngập với các chế độngập nước khác nhau (độngập thấp, ngập thường xuyên; độngập cao, không/ít ngập và độngập trung bình, ngập theo mùa) đến sinh trưởng và phát triển của rừng tràm trên đất phèn rất cần thiết và có ý nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệvà kinh doanh hiệu quả, bền vững rừng Tràm. Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá sinh khối rừng là một trong những công trình nghiên cứu có rất nhiều trởngại. Có 3 nhược điểm lớn đối với các nghiên cứu về rừng, đó là: (1) qui mô thí nghiệm thường rất lớn (nhiều ha) và việc xác lập các nhân tốthí nghiệm rất tốn kém; (2) thời gian thí nghiệm rất dài (nhiều năm) và (3) mỗi lần thu thập sốliệu sẽlàm hưhại khu rừng thí nghiệm (phải chặt hạtoàn bộ để cân đo sinh khối). Do đó thông thường người ta áp dụng phương pháp “lấy không gian bù thời gian”: Lựa chọn các khu rừng có sẳn ngoài hiện trường đểbốtrí đồng 15 loạt các ô mẫu. Tuy nhiên tìm được những điểm nghiên cứu đồng nhất vềcác yếu tố nhưmột bốtrí thí nghiệm tiêu chuẩn đểcó thểso sánh các nhân tốthí nghiệm là công việc hết sức khó khăn. Vấn đềlà làm thếnào đểkhắc phục được các trởngại nêu trên đểtrong một thời gian tương đối ngắn có thể đánh giá được năng suất lập địa rừng Tràm với độchính xác chấp nhận được. Nhằm giải quyết vấn đềtrên, đềtài “Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độsâu ngập lên sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn và đát phèn khu vực U Minh Hạtỉnh Cà Mau” đã được thực hiện
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2011 t ...
Với diện tích đất nông nghiệp 433.45 ha (tính năm 2010), trong đó diện tích trồng hoa 10 ha, Phú Mậu được xem là một ...
Trong thời gian thực tập tại phòng Nông nghiệp UBND huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An tôi đã chọn đề tài "Đánh giá hiệu q ...
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, là điều kiện tiê ...
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là ngành sản xuất vật chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay