Luận văn Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại

1. Lí do chọn đề tài Truy ện đồng thoại là một thể loại đã có quá trình phát triển lâu dài, đạt được nhiều thành tựu, có một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại. Thường xuyên xuất hiện trong không gian gia đ ình và lớp học, truy ện đồng thoại trở thành người bạn thân thiết của tuổi thơ, là nguồn dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của mỗi con người. Trong hoạt động giao lưu giữa các nền văn hóa với nhau, nhiều tác phẩm truy ện đồng thoại đã được dịch và giới thiệu, góp phần mở rộng biên độ ảnh hưởng của văn học Việt Nam ra th ế giới. Dù vậy, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về truyện đồng thoại. Chọn đề tài Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại, chúng tôi muốn khảo sát một cách hệ thống thể loại này, góp phần khắc phục một khoảng trống đáng tiếc trong đời sống nghiên cứu văn học thiếu nhi Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Truyện đồng thoại hiện đại xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX và ít nhiều gây được tiếng vang với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài. Dù vậy, trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, giới lí luận phê bình đương thời chưa chú ý đến truyện đồng thoại, ngoài đoạn văn ghi nhận về “mấy truyện nhi đồng có tiếng” của Tô Hoài trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan [203, tr.422]. Từ năm 1945 đến nay, truyện đồng thoại được đề cập tới trong một số chuyên luận, giáo trình, bài báo khoa học, bài đọc sách, lời bình. Căn cứ vào nội dung, chúng tôi thấy có thể khái quát các ý kiến trong các công trình nghiên cứu trên thành bốn nhóm sau: 2.1. Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu về đặc trưng, chức năng của thể loại truyện đồng thoại. Liên quan đến vấn đề này có các bài viết sau: Tìm hiểu đặc 4 điểm của đồng thoại của Vân Thanh [237], Lại nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Võ Quảng [212], Về sức tưởng tượng của đồng thoại của Nguyễn Kiên [117] và Truyện đồng thoại viết cho lứa tuổi nhi đồng của Định Hải [65]. Đề cập đến đặc trưng của truyện đồng thoại, các tác giả trên đều khẳng định: Truyện đồng thoại phản ánh cuộc sống không theo quy luật tả thực mà theo quy luật của tư ởng tượng. Nguyễn Kiên cho rằng: “Đặc điểm nổi bật của đồng thoại là ở sự tư ởng tượng vô cùng phong phú và rộng rãi, tưởng chừng như người viết có thể bịa đặt tha hồ” [117, tr.3]. Theo họ, nhờ tưởng tượng mà cuộc sống trong truyện đồng thoại “hiện lên rõ hơn, lộng lẫy hơn, có sức khái quát cao hơn”. Nhờ đó, th ể loại này dễ dàng bắt nhịp với tuổi thơ, tham gia rất sớm vào quá trình hình thành nhân cách của mỗi con người [212, tr.76]. Khi nói về đặc trưng của truyện đồng thoại, các tác giả trên cũng bàn đến vấn đề nhân vật. Theo họ, hệ thống nhân vật của truyện đồng thoại rất đa dạng, nhưng trọng tâm vẫn là loài vật, và chúng được miêu tả theo một số nguy ên tắc nhất định: nhân cách hóa, cách điệu hóa : “nhân vật của đồng thoại không chỉ là người mà còn đủ cả các loài vật, loài có xương sống hoặc không có xương sống, biết nhảy, biết bay, biết lội (.), là các loài cây cỏ hoa quả mọc ở bất cứ khí hậu nào. Cả từ cây kim sợi chỉ cho đến đoàn tàu, chiếc cầu sắt, đều có thể biến thành nhân vật của đồng thoại” [212, tr.75]. Ghi nhận truyện đồng thoại ít nhiều gần gũi với truyện cổ tích và ngụ ngôn, Định Hải và Vân Thanh cho rằng, chính nhờ kết hợp nhuần nhuyễn khía cạnh tự nhiên và xã hội mà nhân vật truyện đồng thoại mang một vẻ riêng, vừa phản ánh thế giới loài vật, vừa trở thành ẩn dụ về cuộc sống con người [65],[237]. Bàn về vai trò, chức năng giáo dục của truyện đồng thoại có các tác giả Ngô Quân Miện, Lã Thị Bắc Lý và Nguy ễn Ánh Tuyết. Tác giả Ngô Quân Miện nhận th ấy : “Việc đưa những tình cảm, tư tưởng cao đẹp vào tâm hồn các em nhi đồng qua con đường đồng thoại là con đường có hiệu quả hơn hết” [148, tr. 85]. Nhà tâm lí học Nguyễn Ánh Tuyết trong Đồng thoại với việc giáo dục trẻ thơ cũng có quan điểm tương tự khi viết rằng: Truy ện đồng thoại ngắn gọn, đậm chất mơ tưởng, có khả năng khơi dậy ở các em những cảm xúc thú vị, bất ngờ; đồng thời nó “khiến 5 cho một đứa trẻ từ một thính giả thụ động biến thành một người tham gia tích cực vào các sự kiện của các nhân vật vốn chỉ là chim muông, cây cỏ hay những vật vô tri, vô giác mà trở thành người bạn thân thiết với chúng” [271, tr.255]. Bài viết Truyện đồng thoại với giáo dục mẫu giáo của Lã Thị Bắc Lý [139] tiếp cận vấn đề theo hướng khác, đó là đi vào phân tích những tác động cụ thể như việc bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm xúc thẩm mĩ. Trên cơ sở đó, tác giả đã minh chứng được khả năng to lớn của truyện đồng thoại trong việc thực hiện chức năng giáo dục, một chức năng vốn rất được coi trọng trong văn học thiếu nhi. Những ý kiến về đặc trưng, chức năng của truyện đồng thoại nói trên, theo chúng tôi, có giá trị về mặt lí luận, sẽ được lưu tâm khi bàn về cách hiểu truyện đồng thoại ở Việt Nam. 2.2. Nhóm thứ hai: Nghiên cứu về tình hình phát triển và thành tựu của truyện đồng thoại. Vấn đề này thường được nghiên cứu trong thành tựu chung của văn học thiếu nhi, hoặc trong thành tựu riêng của một tác giả. 2.2.1. Nghiên cứu truyện đồng thoại trong diễn biến và thành tựu chung của văn học thiếu nhi: Trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/1962, nhà nghiên cứu Vân Thanh có bài viết Văn học thiếu nhi Việt Nam, đánh giá thành tựu văn học thiếu nhi qua mấy năm đầu phát triển. Đề cập tới một số tác phẩm truyện đồng thoại tiêu biểu như Trăng rơi xuống giếng (Đào Vũ), Cuộc đời chìm nổi của chú Kíplê (Vũ Cận), Cái tết của Mèo con (Nguy ễn Đình Thi)., Vân Thanh cho rằng, các tác giả đã xây dựng được những câu chuyện vui tươi, dí dỏm, có tác dụng làm phong phú thế giới tưởng tượng của các em [232, tr.30]. Đúng một năm sau, cũng trên Tạp chí Văn học (số 6/1963), Vân Thanh tiếp tục nêu lên tình hình phát triển của truyện đồng thoại qua bài Truyện viết cho thiếu nhi gần đây. Tập trung phân tích hai tác phẩm: Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công (Vũ Tú Nam) và Đám cưới chuột (Tô Hoài, tái bản), Vân Thanh tỏ ý không tán đồng việc giáo dục các em bằng nhân vật phản diện (Văn Ngan), vì n ếu các em bắt chước những hình tượng xấu thì rất nguy hại [233, tr.61]. Nhà nghiên cứu cũng băn khoăn về tính không hợp thời của truyện Đám cưới chuột (Tô Hoài) trong hoàn cảnh xã hội mới. Trong bài viết Chặng đầu của nền văn học viết cho thiếu nhi, Vũ Ngọc Bình ghi nhận sự xuất hiện của các cây bút trẻ như Văn Biển, Trần Hoài Dương. đã đem lại cho truy ện đồng thoại giai đoạn chống Mỹ nhiều nét mới mẻ [16, tr.7]. Bài Tìm hiểu đặc điểm của đồng thoại của Vân Thanh cũng thể hiện một cái nhìn tương tự: sự phát triển của truyện đồng thoại trong giai đo ạn chống Mĩ gắn liền với việc mở rộng chức năng phản ánh hiện thực, “đem lại cho nội dung đó hơi thở của thời đại” [237, tr.113].

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY