<p> Nhà ở là một trong những sản phẩm chủ yếu của hoạt động xây dựng. Đó không chỉ là không gian cư trú, nơi đảm bảo môi trường sống, tái tạo sức lao động mà còn là môi trường văn hoá, giáo dục, là tổ ấm hạnh phúc của mọi gia đình, là thước đo sự phồn vinh và tiến bộ xã hội. Đối với mỗi quốc gia, nhà ở không chỉ là nguồn tài sản có giá trị mà nó còn thể hiện trình độ phát triển, tiềm năng kinh tế và góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn. Có nhà ở thích hợp và an toàn là một nhu cầu thiết yếu, là nguyện vọng chính đáng của mỗi công dân, trong đó có các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, các đối tượng có khó khăn về thu nhập. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc tạo dựng nhà ở cho các đối tượng khó khăn về chỗ ở trong xã hội, những văn bản, những chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích các cá nhân tự tạo dựng nhà ở, các thành phần kinh tế tham gia tạo dựng nhà ở để giải quyết nhu cầu bức thiết của các đối tượng trong xã hội. Thành phố Hà Nội được coi là đơn vị luôn đi đầu trong việc cố gắng giải quyết những bức xúc về nhà ở trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở trong thành phố nhưng do không có chính sách hỗ trợ trực tiếp về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, các hộ nghèo tại khu vực đô thị, trong khi đó các doanh nghiệp chỉ trú trọng phát triển các dự án nhà ở thương mại để bán cho các đối tượng có thu nhập cao và các hộ gia đình khá giả, vì vậy các đối tượng có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị (gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được hưởng lương từ ngân sách; người lao động thuộc các thành phần kinh tế ) không đủ khả năng tài chính để cải thiện chỗ ở. Việc thông qua Luật Nhà ở và Nghị định 90/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nhà ở cho các đối tượng khó khăn trong xã hội của thành phố. Trong đó quy định chi tiết việc thực hiện cơ chế Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội để cho một số đối tượng có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở thuê hoặc thuê mua. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 90/2006/NĐ-CP của Chính Phủ cũng đã nảy sinh một số những vướng mắc, trong đó nguyên nhân cơ bản là do chi phí đầu tư xây dựng các dự án nhà ở đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và dài hạn, lãi suất cùng những chi phí phát sinh luôn đẩy giá thuê nhà lên cao khiến rất nhiều đối tượng thu nhập thấp không thể tiếp cận được quỹ nhà ở xã hội này. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hình thức nhà ở này cùng những thực trạng và định hướng của Nhà nước và của thành phố Hà Nội trong việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố trong tương lai em xin chọn chuyên đề nghiên cứu “ Thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu những vấn đề khái quát nhất về nhà ở xã hội như: những quy định của Nhà nước và của thành phố về vấn đề đầu tư phát triển, quản lý quỹ nhà ở xã hội. Những đối tượng được phép thuê, thuê mua cũng như những quy định về giá thuê, thuê mua. Chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở xã hội. Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở những khái quát chung nhất về nhà ở xã hội, chuyên đề sẽ đi sâu vào thực trạng về nhà ở xã hội hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như những định hướng của thành phố trong việc phát triển nhà ở xã hội trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề chỉ tập trung xem xét những vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội trong phạm vi thành phố Hà Nội, những chính sách về tạo lập, phát triển quỹ nhà ở xã hội cũng định hướng phát triển của thành phố trong tương lai. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích kinh tế, phương pháp chuyên gia Vận dụng các quy luật kinh tế để giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Các số liệu được sử dụng đều là những số liệu được thu thập, công bố bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trên các tạp chí, các trang website chuyên ngành. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Cường và các chuyên viên của phòng Quản lý nhà-Cục quản lý nhà và Thị trường bất động sản-Bộ Xây dựng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này! Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà ở xã hội Chương 2: Thực trạng và nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3: Giải pháp và định hướng phát triển nhà ở xã hội của thành phố Hà Nội trong tương lai </p>
<p> Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta ...
<p> Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, tất cả vì lợi ích ...
<p> 1.The necessity of the thesis Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s beliefs affirm that: Revolution is the cause of th ...
<p> Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng ...
<p> Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượ ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay