“Kiến thức là cái gì còn lại khi người ta đã quên hết những điều đã học” (Selma Lagerlof). Quả đúng như vậy, chúng ta đang tiến tới nền văn minh thứ ba: nền văn minh trí tuệ - nền văn minh với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Lượng thông tin tích lũy được của nhân loại là khổng lồ và luôn được cập nhật, biến đổi từng giây, từng phút. Vòng đời của một công nghệ được rút ngắn lại còn từng ngày, từng tháng Với lượng kiến thức vô tận đó, liệu chúng ta có thể nhồi nhét hết vào đầu óc của mình? Câu trả lời tất nhiên là không thể! Chúng ta chỉ có thể dạy cho học sinh cách học, cách xử lí những tình huống trong thực tế, rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống Tóm lại là dạy cho học sinh cách tự học suốt đời, dựa trên bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người. Với mục đích đó, đất nước ta đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học từ nhiều năm qua và đã thu được một số kết quả đáng mừng. Nhưng nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở lí luận mà chưa chú trọng nhiều đến việc vận dụng vào thực tiễn dạy học. Đa số cách dạy của giáo viên vẫn chưa chú ý đến vấn đề dạy – tự học cho học sinh. Mặt khác, với sức ép của thi cử và tuyển sinh, giáo viên và học sinh không còn cách nào khác là phải ra sức rèn kĩ năng giải bài tập theo kiểu “nhồi nhét”, học tủ, học lệch. Điều này kéo theo tình trạng dạy thêm – học thêm tràn lan, ngoài thời gian học trên lớp, học sinh dành phần lớn thời gian cho việc học thêm bên ngoài. Và điều đương nhiên là còn rất ít thời gian để tự học ở nhà. Kiến thức mà học sinh tiếp thu được trên lớp và trong các buổi học thêm chỉ mới ở dạng “thô”, nếu không có thời gian tự học ở nhà thì học sinh biến những kiến thức dạng “thô” đó thành kiến thức của mình như thế nào? Cứ như vậy, những gì học được sẽ nhanh chóng bị quên lãng theo thời gian. Đó là chưa kể đến lối học “nhồi nhét” như vậy sẽ biến học sinh chúng ta thành những chú “gà công nghiệp” chỉ biết chờ đợi thức ăn người ta mang tới mà không biết tự tìm kiếm thức ăn cho riêng mình, từ đó mà tư duy phân tích, tổng hợp, sáng tạo cũng bị thui chột đi
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diệ ...
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo r ...
1.The necessity of the thesis Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s beliefs affirm that: Revolution is the cause of the people, all for the benefit of the people ...
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa qu ...
Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm th ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay