Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, khi phát hiện thấy các hành vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thường khởi kiện ra toà dân sự để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì, toà án sẽ là cơ quan đưa ra phán quyết xác đáng nhất để xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hơn nữa, khi toà án áp dụng các biện pháp dân sự sẽ bù đắp được một phần thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra cho chủ thể quyền. Còn ở Việt Nam, số vụ án về quyền tác giả được toà án thụ lý và giải quyết trong thời gian qua còn rất khiêm tốn. Bởi: tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa coi khởi kiện ra toà là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức ngành toà án còn yếu, hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng nên chưa tạo được lòng tin cho chủ thể quyền vào khả năng giải quyết của toà án. Thêm vào đó, nếu muốn khởi kiện ra toà thì hầu hết tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không biết mình phải thực hiện thủ tục như thế nào? Toà nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Chủ thể đã có hành vi vi phạm quyền tác giả của mình sẽ phải chịu những chế tài dân sự nào? Hiện nay, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, các vấn đề trên được quy định rải rác trong các quy định của Luật SHTT và các văn bản pháp luật liên quan khác, khiến cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khó tiếp cận. Chính từ lý do đó, em đã chọn vấn đề: “Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình. “Tác giả”- hiểu theo nghĩa chung nhất là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Theo nghĩa này, “tác giả” gồm cả tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; tác giả của kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tác giả chỉ là là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong khuôn khổ của một luận văn cử nhân, luận văn này chỉ nghiên cứu vấn đề cơ bản nhất về Trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Phương pháp nghiên cứu của luận văn này là dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đồng thời, luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp. Kết cấu của Luận văn gồm: Lời nói đầu Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả Chương 3: Thiệt hại Chương 4: Xử lý xâm phạm Chương 5: Thực tiễn áp dụng luật và kiến nghị Kết luận
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh kh ...
Hiện nay nước ta là một thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP cho nên nghề tư vấn pháp luật là nghề có thể ...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 có viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban ...
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của x ...
Giao dịch bảo đam và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay