<p> Kinh tế thị trường, như chúng ta đã biết, là một kiểu quan hệ kinh tế - xã hội mà trong đó, sản xuất và tái sản xuất xã hội gắn chặt với thị trường, tức là gắn chặt với quan hệ hàng hoá tiền tệ, với quan hệ cung cầu,. Thực tiễn thấy rõ kinh tế thị trường có khả năng tập hợp được hành động trí tuệ và tiềm lực của hàng triệu con người và hướng đến lợi ích chung của xã hội, đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động. Nhưng nền kinh tế thị trường không phải là một tổ chức hài hoá mà trong hệ thống đó cũng chứa rất nhiều những yếu tố phức tạp và nan giải. Và thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh hiện nay là phù hợp hơn cả. Mô hình này về đại thể đáp ứng được những thách thức của sự phát triển. Kinh tế thị trường không phải là một chế độ kinh tế đồng nhất với chủ nghĩa tư bản. Thực ra nó là thành quả của lịch sử nhân loại gắn với sản xuất hàng hoá. Nhận thức được những điều đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã tiến hành đổi mới. Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung -hành chính - quan liêu - bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và tại các kì Đại hội VII, VIII, đã được bổ sung đi đến hoàn thiện. Sự phát triển của nền kinh tế trong hơn mười năm kể từ khi đổi mới đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Chúng ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao, đất nước đổi mới lên rất nhiều,. Đó là thành quả của quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó vai trò của Đảng và Nhà nước hết sức to lớn. Nhà nước là người hoạch định ra các chính sách chiến l ược phát triển kinh tế, phát huy tối đa những mặt tích cực, và hạn chế tối thiểu những hạn mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Mà quan trọng nhất là sự định hướng của Nhà nước để kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã lựa chọn. </p>
<p> Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc ...
<p> I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền ...
<p> 1. Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh ...
<p> Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF). Thành viên: 188 quốc gia. Trụ sở chính: Washington ...
<p> ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được thị trường ư ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay