<p> Trước kia, với quan điểm “Bàn tay vô hình” và nguyên lý “ Nhà nước không can thiệp” vào nền kinh tế, A.Smith(1723-1790) cho rằng phát triển kinh tế cần tuân theo nguyên tắc tự do, sự hoạt động của nền kinh tế là do qui luật khách quan tự phát phân phối. Thị trường vận động là do quan hệ cung cầu Song trên thực tế cho thấy rằng: nền kinh tế muốn phát triển nhanh đòi hỏi đất nước phải có cơ sở hạ tầng hiện đại. Người ta thấy rằng: nền kinh tế phát triển càng cao, xã hội hoá mở rộng, càng cần có sự quản lý của Nhà nước. Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, tình trạng khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tục. Quan điểm “ Bàn tay nhà nước” ra đời, theo Keynes và trường phái của ông thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế sẽ khắc phục khủng hoảng, thất nghiệp, tạo ra sự ổn định kinh tế. Nhưng những chấn động lớn trong nền kinh tế, khủng hoảng, thất nghiệp vẫn xảy ra. Dẫn đến xuất hiện tư tưởng phối hợp “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay nhà nước”. Và các nhà kinh tế đã thừa nhận: nền kinh tế hiện đại muốn phát triển phải dựa vào cơ chế thị trường và sự quản lý của Nhà nước. Trong hoàn cảnh của nước ta: Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa – giai đoạn tạo ra cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, do đó trình độ phát triển lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp và lạc hậu cho sự phát triển. Tình trạng này dẫn đến khuynh hướng tư bản chủ nghĩa là điều không tránh khỏi, do đó Nhà nước cần phải vững mạnh về mọi phương diện để huy động mọi tiềm năng cho sản xuất, phát triển khoa học, tiến bộ xã hội. Kèm theo sự lạc hậu về kĩ thuật, nước ta còn phải trải qua một loạt các bước quá độ với tính chất phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cần phải có một Nhà nước không những có quyết tâm, trung thành với con đường giải phóng nhân dân lao động mà còn phải có kiến thức đầy đủ để xác định những mục tiêu, biện pháp thích hợp với từng bước quá độ. </p>
<p> Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc ...
<p> I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền ...
<p> 1. Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh ...
<p> Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF). Thành viên: 188 quốc gia. Trụ sở chính: Washington ...
<p> ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được thị trường ư ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay