Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, con người ở khắp mọi nơi trên thế giới không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính vẫn có thể cùng nhau học tập, nghiên cứu dù ở cách xa nhau hàng ngàn cây số. Thế kỉ 21 là kỉ nguyên của tri thức, của sự hợp tác, liên kết. Sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với sự phát triển của toàn nhân loại. Một đất nước không thể phát triển nếu có một nền giáo dục lạc hậu, không thể hội nhập với bạn bè quốc tế nếu không biết hợp tác. Đất nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ với các nước trên thế giới, để đáp ứng yêu cầu của xã hội chúng ta phải đào tạo được những con người biết học tập, biết làm việc hợp tác ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách để đổi mới, làm hiện đại hóa nền giáo dục theo hướng tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến thế giới nhưng phù hợp với thực tiễn, văn hóa Việt Nam. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV (khóa VII, 1993), hội nghị lần III (khóa VIII, 1997) của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề thường gặp.” và mục tiêu của chương trình mới là “góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết lao động hợp tác, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên”, và nhấn mạnh “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Các quan điểm đó được thể chế hóa trong luật giáo dục (1998): “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông là tổ chức cho HS được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động một cách tích cực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học hợp tác (HHT) góp phần nâng cao kết quả học tập của HS, HS nhận ra được sức mạnh đoàn kết trong giải quyết các vấn đề. Ý tưởng là động viên HS “cùng bơi hoặc cùng chìm” với nhau hơn là đào tạo ra những “kẻ thắng người thua” như trong môi trường học tập có tính ganh đua một cách truyền thống. HHT đích thực luôn khuyến khích sự tương tác giữa HS với HS và thiết lập mối quan hệ sâu sắc giữa các thành viên của nhóm. Khi HHT, HS học được cách lắng nghe ý tưởng của người khác, thảo luận và phản bác, đưa ra và chấp nhận những phê bình có tính xây dựng từ bạn bè và cảm thấy thoải mái khi phạm phải sai sót. HHT với những đặc điểm của nó
(Bản scan) Thiết kế thiết bị đun nóng dung dịch Nh4 No3 nằng hơi nước bão hòa Bài tập môn quá trình thiết bị trong ...
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG 1.1. Tên trường : Trường Trung cấp nghề Quảng Bình 1.2. Tên tiếng Anh: Quang Binh voca ...
Ngày nay khi lĩnh vực hạt nhân đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều mục đích khác nhau như: y tế, quân ...
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, các dạng thuốc kết dính niêm mạc miệng là một trong những dạng thuốc mới đã và ...
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔ ĐẶC I Nhiệm Vụ Của Đồ Án - Thiết kế thiết bị cô đặc chân không 1 nồi liên tục để cô đặc dun ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay