Ở bất cứ lĩnh vực nào, chế độ nào nhân tố con người hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định để đạt được mục tiêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Sửa đổi lề lối làm việc" đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc - công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong". Chính vì vậy, sự nghiệp cách mạng hơn 70 năm qua, Đảng ta luôn đề ra chiến lược, nghị quyết để xây dựng, đào tạo cán bộ. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương cải cách hành chính, nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; trong đó nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có đủ phẩm chất và năng lực là một nội dung quan trọng. Vì cán bộ, công chức hành chính là nguồn nhân lực nòng cốt trong quản lý và tổ chức thực hiện công việc của Nhà nước. Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hay không phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Do vậy, "xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa giác ngộ về chính trị, vừa có tinh thần trách nhiệm, tận tụy công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thừa hành công vụ" [17, tr. 132] là nhiệm vụ cấp thiết của các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bình Phước là tỉnh miền núi, nông nghiệp, biên giới và đa sắc tộc được tái lập từ 01/01/1997, với xuất phát điểm rất thấp về kinh tế - xã hội và chỉ số phát triển con người. Lực lượng cán bộ, công chức nhìn chung còn thiếu về cơ cấu đào tạo, yếu về chuyên môn, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong tình hình mới. Mặc dù 12 năm qua, các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đào tạo, thu hút, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung; nhưng: Một bộ phận cán bộ, công chức của tỉnh chưa thật sự ổn định, tính chuyên nghiệp hóa còn thấp, còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ; công tác quản lý điều hành. Một số ngành mũi nhọn còn thiếu cán bộ có tính chuyên môn sâu như: lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo Bên cạnh đó, hiện tượng chảy máu chất xám đã xuất hiện ở một số ngành, tình trạng vừa thiếu người có năng lực, tận tụy với công việc, lại thừa người thụ động không làm được việc vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả [52]. Nhận thức rõ nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động, có vai trò tích cực nhất, mang tính chất quyết định đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. Vấn đề làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức và các yếu tố hội đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Bình Phước là vô cùng cấp thiết. Chính vì vậy, Tôi chọn đề tài: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay