Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới dù đó là quốc gia phát triển lại có thể tiếp tục phát triển hoặc các quốc gia đang phát triển muốn phát triển mà lại đứng biệt lập, tách rời quan hệ kinh tế với các nước khác. Xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là một trong những xu hướng vận động chủ yếu trong đời sống kinh tế quốc tế hiện nay. Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế là một yếu tố khách quan, bắt nguồn từ sự khác biệt về điều kiện địa lý tự nhiên giữa các quốc gia trên thế giới và sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất dẫn đến sự mở cửa để hội nhập với các nền kinh tế quốc tế trở thành điều kiện bắt buộc để phát triển. Như vậy thì các quốc gia trên thế giới muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác là phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là yêu cầu rất cấp bách để xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh ở nước ta. Muốn phát triển nền kinh tế lạc hậu, thiếu vốn, thiếu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài thì đầu tư nước ngoài đã trở nên một vấn đề quan trọng và cần thiết để phát triển nền kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài thì nước tiếp nhận đầu tư có thể tranh thủ huy động được nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại của nước ngoài, tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Không những thế đầu tư nước ngoài còn là cơ hội để tìm kiếm thị trường bên ngoài, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Nắm bắt được tình hình thực tế đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã đề ra những chính sách hết sức đúng đắn, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng, xoá bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu bao cấp cũ. Một trong những bước chuyển biến lớn trong định hướng đổi mới kinh tế, thể chế hoá đường lối của Đại hội VI là việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. Từ khi được ban hành, luật đầu tư nước ngoài của nước ta đã được các nhà đầu tư coi là hấp dẫn, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên đ ể phù hợp với thực trạng đầu tư ở từng giai đoạn, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất năm 1990 và lần thứ hai năm 1992, mặc dù vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vớiquy mô lớn, chất lượng cao hơn phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì Nhà nước ta đã ban hành luật 3 đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 thay thế cho các văn bản luật về đầu tư nước ngoài từ trước tới nay. Trong nội dung của đề tài này chúng ta chỉ đề cập đến địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh, là một trong ba hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chuyên đề này đã được trình bày như sau: Chương I -Khái niệm doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chương II -Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chương III -Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh.
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển. Nền kinh tế đã có nhiều đổi thay đáng kể. Cùng với những chuyể ...
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn, lo lắng là: “Hoạt động kinh doanh c ...
LOẠI TRỪ toàn bộ GIÁ TRỊ GHI SỔ khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con, phần tài sản thuần của công ty mẹ nắm ...
Đặc điểm: - Được ghi nhận khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán (VAS 06.31) Mục đích của giao ...
Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn thích ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho c ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay