Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đảng lần thứ 7 đã chỉ ra rằng nước ta cần phải “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, khuyến khích xuất khẩu đồng thời thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm hữu hiệu được sản xuất trong nước”. Với tinh thần đó nước ta đã thực hiện AFTA, gia nhập APEC và khi có đủ điều kiện sẽ gia nhập WTO. Có thể nói không một nước nào đạt được tốc độ phát triển nhanh mà không có mở cửa kinh tế và tích cực hội nhập. Điều đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên “sân nhà” theo luật chơi chung do cộng đồng quốc tế quy định. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp, có vai trò đặc biệt quan trọng tạo việc làm, tạo thu nhập, góp phần ổn định đời sống xã hội. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu do đó nâng cao cạnh tranh của khu vực này nhằm giữ vững thị trường trong nước, củng cố và mở rộng thị trường nước ngoài, có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để đạt được điều đó, hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa 8 đã đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó tập trung phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoài nước cả về mặt chất lượng và giá cả. Ngoài những điều kiện kinh tế xã hội như thị trường, thiết bị công nghệ, nhà xưởng, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp, trình độ lao động, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước Để đảm bảo phát triển nhanh mạnh và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình hội nhập thì một điều không thể không nhắc tới là điều kiện về vốn. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có vốn trong khi các doanh nghiệp này hiện nay rất hạn hẹp và gặp nhiều khó khăn lớn, tuy vậy vốn của Ngân hàng tiếp cận với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó phải chăng là do chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa cao. Trong quá trình học tập tại ĐHKTQD và đồng thời thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm em nhận thấy được những khó khăn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng và Ngân hàng thương mại nói chung đang phải đối mặt trong công tác cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bởi vậy sau khi thực tập tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm em xin trình bày đề tài: “Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm)”. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: + Chương I: Tổng quan về tín dụng và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. + Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. + Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị trở thành thách thức đáng kể đổi với phần lớn các ...
1. Thị trường nước giải khát Thị trường nước giải khát tại Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh trong những năm g ...
Tóm tắt nghiên cứu • Kết quả khảo sát 200 người có nấu ăn và quyết định chính nhãn hiệu dầu ăn cho thấy: Neptune và ...
Tăng trưởng GDP: Mặc dù trong năm qua kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức từ trong và ngoài nước, ...
Thị trường đồ uống toàn cầu luôn duy trì sự phát triển tích cực và có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả. ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay