1. Lý do chọn đề tài 1.1. Là tấm gương phản ánh cuộc sống qua mọi thời đại, văn học luôn bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn. Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải mang giá trị nhân bản sâu sắc và đậm đà hơi thở của cuộc sống. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người đọc về khả năng nắm bắt và tái hiện cuộc sống hiện thực, cả hiện thực bên trong lẫn hiện thực bên ngoài, tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây có những bước chuyển mình rất đáng ghi nhận. Các nhà văn vận dụng khéo léo các quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật để đưa lại cho nền văn học Việt Nam đương đại một diện mạo mới, một bản sắc mới. Sự thay đổi đó đã làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn. 1.2. Trong dòng chảy văn học đương đại, Bảo Ninh là nhà văn xuất sắc nhất. Ông sinh ra và lớn lên giữa những ngày đất nước bị cày xới bởi bom đạn của kẻ thù, như bao thanh niên khác Bảo Ninh lên đường thực hiện nghĩa vụ của trai thời loạn. Lí tưởng xả thân, giấc mộng sa trường đã thôi thúc ông và bao người bạn khác cùng trang lứa bước vào cuộc chiến. Sống sót trở về, được sống trong hoà bình, có cơ hội nhìn lại cuộc chiến mà thời đại và cá nhân mình vừa đi qua, Bảo Ninh thấy rõ hơn bản chất của chiến tranh. Kết thúc cuộc chiến không chỉ là ca khúc khải hoàn, mà đằng sau nó còn là dằng dặc đau thương khắc đậm vào thực tại. Cũng như bao cựu binh khác, ra khỏi chiến tranh, Bảo Ninh cũng mang trong mình những chấn thương về thể xác và tinh thần. Chấn thương chiến tranh đeo bám dai dẳng buộc Bảo Ninh phải vắt kiệt kí ức để viết về nó như để trả một món nợ. Ông từng nói: “Trở về từ chiến trường, trong hào quang của một người lính chiến thắng, tôi đã trở thành nhà văn của nỗi buồn chiến tranh”. Văn Bảo Ninh là câu chuyện của chính cuộc đời ông, ở đó, kí ức cá nhân trở thành chất liệu. Nó khiến trang viết của ông nhuốm màu quá vãng và đượm buồn: nỗi buồn mang tên chiến tranh và nỗi buồn không mang tên chiến tranh - nỗi buồn thời hậu chiến. Bảo Ninh quan niệm rằng: “Nghề văn là nghề chuyên về sự ngẫm nghĩ” [22; 8]. Với ông, viết văn không phải thú chơi, viết văn phải chuyên nghiệp bởi vì nó là hình thức lao động bậc cao, lao động trí óc, lao động sáng tạo, một hình thức lao động nhọc nhằn. Chính vì thế, Bảo Ninh rất chuyên tâm với nghề viết. Ông đã từng tâm sự: “Sự thực thì viết văn là một nghề nghiệp ( ), và cũng coi như mọi nghề khác trong cuộc sinh nhai của con người, nghề viết văn có những nỗi buồn khổ, phiền lụy, thất bại, những kì quặc và sự vô nghĩa lý nhưng cũng có vô vàn niềm vui, những sự thú vị, những thành công và những hữu ích kiểu của nó” [22; 8]. Hiểu rõ những khó khăn, thử thách và những hệ luỵ của nghiệp văn nên Bảo Ninh luôn có cái nhìn lạc quan về nghề và sống với nghề bằng cả tấm lòng
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao ở mọi mặt đời sống, tron ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ nhỏ lẻ nhiều và phân bố rải rác khắp các kh ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là phát triển nguồn nhân lực (NNL). Với vai trò ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ thuật bức xạ được ứng dụng rộng rãi trong c ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay