Mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế đã trôi qua nhưng ảnh hưởng của nó vẫn khá nghiêm trọng, khiến nền kinh tế toàn cầu năm qua phải trải qua nhiều biến cố. Trong năm 2010, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm chạp. Năm 2010 cũng đánh dấu những diễn biến khác thường về tỷ giá của USD, EUR, JPY – những đồng tiền quan trọng trên thế giới. Khu vực đồng Euro lâm vào cuộc khủng hoảng nợ nần. Có thể điểm lại những nét nổi bật của bức tranh kinh tế thế giới năm 2010 qua những mặt sau: 1/ Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng: Năm 2010 khép lại với một loạt những biến động bất ngờ, mà trong đó nổi bật là tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng của một loạt nền kinh tế: Kinh tế toàn cầu năm 2010 có sự phục hồi sau khủng hoảng với mức tăng trưởng ước đạt 3,9%, trong đó các nước đang phát triển tiếp tục là nhóm có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2010 (7,1%) gấp hơn 2 lần so với khối các nước phát triển (2,8%). Trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2010, Đông Á vẫn là điểm sáng khi tiếp nối năm 2009 với mức tăng trưởng cao nhất (tới 9,3%); tiếp theo sau là khu vực Nam Á và Mỹ Latinh và Caribe với mức tăng trưởng lần lượt là 8,7% và 5,7%. Khu vực cận Sahara châu Phi, Đông Âu và Trung Á cũng có sự phục hồi ở mức tăng trưởng là 4,7%. Như vậy, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2010. Điều này là do các nước này thu hút được luồng đầu tư quốc tế lớn và có sự gia tăng mạnh của tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó nhu cầu cao về nhiên liệu và hàng hóa của các nền kinh tế quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia là động lực thúc đẩy sự phục hồi sản xuất cho các nước phát triển và đóng vai trò sức bật thương mại cho toàn khu vực.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sốn ...
I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) ...
1. Khái niệm về toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và tra ...
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF). Thành viên: 188 quốc gia. Trụ sở chính: Washington, D.C. Ban điều hành: 24 thành viên đại d ...
ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng như xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay