Câu 1 : Điều 83 Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta xác định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền được lập hiến và lập pháp” a. Phân tích cơ sở lý luận và nội dung điều luật trên của Hiến Pháp b. Thẩm quyền của quốc hội được thể hiện trong tính chất pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật do quốc hội thông qua như thế nào ??? Trả lời : A .Cơ sở lý luận và nội dung điều luật “ Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền được lập hiến và lập pháp” của hiến pháp 1992 Quy định trên vừa khẳng định vị trí pháp lý của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, tập trung trong tay nhân dân lao động và do chính nhân dân lao động thực hiện. Do đó, Quốc hội mới có quyền và đủ điều kiện thực hiện “quyền giám sát tối cao” đối với toàn hoạt động của Nhà nước Việc bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh thuộc trách nhiệm của cả hệ thống bộ máy nhà nước thông qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám đốc, giám sát. Các hoạt động này do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau tiến hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình. Với chức năng giám sát tối cao đổi với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, Quốc hội có vai trò, trách nhiệm rất lớn trong việc bảo đảm cho Hiến pháp, luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nước; trước hết là từ các cơ quan nhà nước, bảo đảm cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của công dân. Từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước của chúng ta cũng như từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội, hiện nay có các quan niệm khác nhau về quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước: - Quan niệm thứ nhất cho rằng, việc Hiến pháp giao cho Quốc hội thẩm quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước là xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và về vị trí, vai trò của Quốc hội trong bộ máy nhà nước. Theo đó, Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cho nên quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, bộ phận không thể tách rời của quyền lực nhà nước thống nhất, phải được giao cho Quốc hội thực hiện. Tuy nhiên, thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước, nên Quốc hội chỉ giữ lại cho mình quyền giám sát đối với hoạt động của Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời, thông qua hoạt động lập pháp, bằng việc ban hành các đạo luật về tổ chức các cơ quan nhà nước hữu quan, Quốc hội uỷ quyền cho các cơ quan này thực hiện một phần quyền giám sát của mình; trong đó Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước thông qua hệ thống cơ quan Thanh tra; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng; Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự, hay nói một cách khác là giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động xét xử của các Toà án cấp dưới. - Quan niệm thứ hai cho rằng, không nên đồng nhất quyền giám sát của Quốc hội với quyền thanh tra của Chính phủ, quyền kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và quyền giám đốc của Toà án nhân dân tối cao. Mặc dù về bản chất, giám sát, thanh tra, kiểm sát hay giám đốc việc xem xét có làm đúng hay không đúng những quy định của pháp luật về một vấn đề nào đó. Vì vậy, quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước thẩm quyền riêng, gắn với quyền lực lập pháp và có tính chất, đặc điểm cũng như phạm vi, đối tượng giám sát hoàn toàn khác so với hoạt động thanh tra, kiểm sát, giám đốc của các cơ quan nhà nước khác. Tuy còn ý kiến khác nhau về bản chất của quyền giám sát tối cao của Quốc hội, nhưng về cơ bản, các ý kiến đều thống nhất về các hình thức hoạt động giám sát của Quốc hội mà Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội đã quy định. Cụ thể là hoạt động giám sát tại kỳ họp Quốc hội, hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và hoạt động giám sát của các đại biểu Quốc hội, theo đó: - Tại các kỳ họp của Quốc hội: Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội tại các kỳ họp, Quốc hội xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; bãi nhiệm các chức danh nhà nước thuộc thẩm quyền bầu và phê chuẩn việc bổ nhiệm của Quốc hội khi những người này có vi phạm pháp luật trong thực thi nhiệm vụ của mình hoặc không đủ năng lực, tín nhiệm. - Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giải tán Hội đồng nhân dân trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. - Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định. - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Như vậy, theo các quy định trên đây, đối với mỗi loại hình giám sát thì có các đối tượng chịu sự giám sát khác nhau (ví dụ, đối tượng của hoạt động giám sát của Quốc hội tại kỳ họp là: Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đối tượng của hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội là: Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân ) Tất cả đều dựa trên 1 cơ sở lý luận chủ yếu
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay