Môn kinh tế chính trị tư bản bắt nguồn tử chủ nghĩa trọng thương. Nó thống trị tư duy kinh tế của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XV đến thế kỷ XVII và tồn tại trong đầu thế kỷ XVIII. A. Mông Grêchiên nhà trọng thương người Pháp (1575-1629), là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “kinh tế chính trị học” trong tác phẩm “chuyển luận về kinh tế chính trị học” ông xem kinh tế chính trị là khoa học về kế toán Nhà nước, ông nghiên cứu sự tham gia tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế, sự hộ trợ của Nhà nước cho quá trình tích luỹ ban đầu. Lý luận của chủ nghĩa trọng thương là sự thử nghiệm đầu tiên việc nghiên cứu về lý luận phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong thời ký này tư bản thương nghiệp chiếm địa vị thống trị và thực sự chỉ có lĩnh vực lưu thông hàng hoá mang tính chất tư sản. trong khi nhận thức đúng đắn rằng sự săn đuổi lợi nhuận là động lực của chủ nghĩa tư bản nguồn gốc của lợi nhuận là tư thương nghiệp mà trước hết là từ ngoại thương, do đó họ không giải thích được bản chất của lợi nhuận và của tiền tệ. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho luận điểm của chủ nghĩa trọng thương lỗi thời. Vì theo đã phát triển của chủ nghĩa tư bản không đơn thuần là tích luỹ tiền nữa, mà là tái sản xuất mở rộng. Trọng tâm của các nhà kinh tế tư bản chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Chủ nghĩa trọng nông nhường chỗ cho chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa trọng nông đặt trọng tâm vào sản xuất Nông nghiệp. Công lao của các nhà trọng nông là chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc của cải từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Họ quan điểm một cách hạn chế rằng, chỉ có Nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng (tức là chỉ thu thuế từ chủ trang trại và chủ sở hữu ruộng đất). Chính sách thuế này khuyến khích sự phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp. Họ phân tích một cách khoa học về tư bản cố định và tư bản ứng dụng trước hàng năm. Ph.Kênê là người đầu tiên nêu lên phạm trù “tái sản xuất ” và sơ đồ tái sản xuất trong “Biểu kinh tế ” mà sau này C.Mác kế thừa khi nghiên cứu lý luận tái sản xuất và lưu thông tổng tư bản xã hội. Mặc dù là giai đoạn cao hơn so với chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông còn hạn chế, đặc biệt chỉ giới hạn ở lĩnh vực sản xuất trong Nông nghiệp và chưa có khái niệm đúng đắn về giá trị. Chủ nghĩa trọng nông nhường chỗ cho kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay