Hiện nay có nhiều định nghĩa về thiết chế xã hội dưới các góc độ chuyên môn khác nhau. J.Fichter cho rằng: "Thiết chế xã hội là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa. Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi, tức là các vai trò.Do vậy, thiết chế xã hội chính là một hợp tác khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội". Theo N.Smelser: "Thiết chế là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng . Từ điển bách khoa Việt Namđịnh nghĩa thiết chế xã hội là "khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động của xã hội. Nhờ các thiết chế xã hội mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng. Về mặt tổ chức, thiết chế xã hội là hệ thống các cơ quan quyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân. Ngoài việc giám sát của các hệ thống tổ chức, còn có hệ thống giám sát không mang những hình thức có tổ chức. Đó là phong tục, tập quán, dư luận, luôn luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng xã hội. Các thiết chế xã hội đều có nhiệm vụ: đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau của cộng đồng và của các thành viên, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trong cộng đồng và của các thành viên, kết hợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổn định của cộng đồng. Có nhiều loại thiết chế khác nhau: 1) Thiết chế kinh tế bao gồm những thiết chế liên quanđến việc sản xuất và phân phối của cải, điều chỉnh sự lưu thông tiền tệ, tổ chức và phân công lao động xã hội. 2) Thiết chế chính trị là những thiết chế như Chính phủ, Quốc hội, các đảng phái và tổ chức chính trị. 3) Thiết chế tinh thần là những thiết chế liên quan đến các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, tôn giáo. 4) Thiết chế giao tiếp công cộng bao gồm tất cả các khuôn mẫu và phương thức hành vi trong sự giao tiếp công cộng. Các mối quan hệ xã hội giữa người với người đều kinh qua những thiết chế. Những thiết chế này đều có tính độc lập tương đối so với các quan hệ xã hội ấy. Thiết chế thường có tính chất lạc hậu hơn so với các biến đổi của các quan hệ xã hội. Việc cải biến và thay đổi các thiết chế xã hội liên quan trực tiếp đến quảnlí xã hội và các chính sách xã hội"
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta ...
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, tất cả vì lợi ích ...
1.The necessity of the thesis Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s beliefs affirm that: Revolution is the cause of th ...
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng ...
Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượ ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay