Ở Việt Nam, quan tâm đến công tác nữ là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong suốt quá trình cách mạng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã viết: Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ [89, tr.30]. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó quan trọng nhất là bảo đảm và tạo điều kiện để phụ nữ Việt Nam thực hiện quyền chính trị. Quyền bình đẳng nam nữ đã được xác định ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vấn đề này tiếp tục được kế thừa trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 và cụ thể hóa trong các văn bản luật và dưới luật. Hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh Dân số, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có thể thấy hệ thống luật pháp, chính sách về phụ nữ ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt, với việc ban hành Hiến pháp 2013, quyền con người trong đó có quyền của phụ nữ được khẳng định là động lực quan trọng để phát triển xã hội. Cùng với việc ban hành pháp luật, Việt Nam đã phê chuẩn và gia nhập Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 và hầu hết các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có các công ước liên quan đến các quyền của phụ nữ như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (1979, CEDAW); Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay