Nền triết học cổ điển Đức là nền triết học được tạo nên từ cuối thế kỷ X VIII - đầu thế kỷ XIX là thành tựu rực rỡ của nền văn minh Tây  u và thế giới. Đây là đỉnh cao của thời kỳ triết học Tây Âu, đồng thời có ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại triết học cổ điển Đức. Vì vậy, nó trở thành một trong ba nguồn gốc hình thành chủ nghĩa Marx -nguồn gốc triết học (cùng với kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp). Nền triết học cổ điển Đức là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học Tây Âu. Trong bản giao hưởng đầy tính bác học của triết học Tây Âu mà khúc dạo đầu lại rực rỡ âm sắc trang hoàng đó là tư tưởng biện chứng triết học cổ điển Đức, nó bức ra khỏi những nốt nhạc trời đầy màu sắc thần linh để khảy lên bằng chính đôi tay người phàm tục. N hững đôi tay vàng ấy được phản ánh qua những triết gia dệt nên những trang bất hữu bởi thời gian. Đặc biệt là tư tưởng biện chứng của triết học cổ điển Đức thể hiện thông qua một số đại biểu tiêu biểu như: Canter, Hegel, Feurbach. Tuy đứng trên lập trường duy tâm nhưng các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, logic biện chứng, học thuyết về các quá trình phát triển mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả các tìm tòi của họ đó là phép biện chứng. Với cách nhìn tổng quát về phương pháp biện chứng, các nhà triết học cổ điển Đức có ý đồ hệ thống hóa toàn bộ tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt được. Trong số các nhà triết học vĩ đại nhất đó không thể không kể tới Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Phép biện chứng của ông là một tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mácxit. Triết học của Hegel có ảnh hưởng rất mạnh đến tư tưởng của nước Đức và cả Châu  u đương thời, triết học của ông được gọi là "tinh thần Phổ". Phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, tức là phép biện chứng về sự vận động và phát triển của các khái niệm được ông đồng nhất với biện chứng sự vật. Không chỉ là đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức mà Hegel đã đem lại cho triết học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hegel đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó, trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay