Từ cuối thế kỷ XIX, ý tưởng về một toà hình sự quốc tế đã được hình thành bởi Gustave Moynier, một người Thuỵ Sĩ, khi chứng kiến sự bạo tàn của cuộc chiến tranh Pháp –Phổ (1870 –1871). Tuy nhiên, ý kiến đó đã nhanh chóng đi vào quên lãng. Chỉ đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, đặc biệt với sự ra đời của Chủ nghĩa phát xít cùng với những phương tiện chiến tranh ngày càng có sức huỷ diệt lớn, lần đầu tiên Đại hội đồng (Liên Hợp Quốc) đã phải công nh ận nhu cầu cần có một cơ chế thường xuy ên nhằm truy tố những kẻ sát nhân và những tội phạm chiến tranh vào năm 1948 trong hai phiên tòa Nuremberg và Tokyo xét xử những tội phạm Đức Quốc xã và Nhật Bản. Từ thời điểm đó trở đi, rất nhiều điều ước quốc tế đã xác định và nghiêm cấm các hành vi tội ác chiến tranh cùng với sự phát triển của luật quốc tế bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên những điều ước quốc tế đó lại không đưa ra được đề xuất khả thi nào về một cơ chế quy kết trách nhiệm hình sự của các cá nhân.Trong thế kỷ vừa qua, nhân loạiđãphảichứng kiến những đau thương, mất mát tồi tệ nhất trong lịch sử. Chỉ riêng trong 50 năm vừa qua, đã có hơn 250 cuộc xung đột đã nổ ra khắp thế giới, hơn 80 triệu thường dân trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em đãchết trong những cuộc xung đột đó và hơn 170 triệu người đã bị tước đoạt các quyền, tài sản và phẩm giá của họ.Sau hai phiên toà năm 1948, cũng có hai toà vụ việc khác được lập nên, đó là Toà hình sự Nam Tư cũ (ICTY) và Tòa hình sự Rwanda (ICTR). Mặc dù ICTR và ICTY là hai cơ quan độc lập, tuy nhiên cả hai toà cùng chia sẻ một phòng công tố chung và một phòng phúc thẩm. Đó là một điều thú vị bởi hai toà vụ việc được lập nên một cách riêng biệt bởi HĐBA và dưới 2 nghị quyết không có liên quan đến nhau. Hơnthế nữa, trụ sở của Toà hình sự Rwanda không nằm ở quốc gia này mà lại nằm ở Arusha – Tanzania bởi sự thiếu thốn cơ sở vật chất của Rwanda nhưng việc đặt trụ sở tại Arusha cũng không cải thiện được mấy tình hình này. Nh ững khó khăn đó càng cho thấy sự cầnthiết phải có một Toà hình sự thường trực hơn bao giờ hết. Và chỉ đến khi Quy chế Rome về việc th ành lập Tòa án hình sự quốc tế được thông qua thì một thiết chế quốc tế thường trực có thẩm quyền truy tố những kẻ vi phạm luật quốc tế về nhân đạo mới thực sự được hình thành. 160 quốc gia đã tham gia vào Hội nghị ngoại giao của Liên Hợp quốc (LHQ) được tổ chức tại Rome từ 15/6 đến 17/7/1998 để thành lập ra Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court). Văn kiệndự thảođã được các đoàn đại biểu có mặt đồng ý thông qua trọn gói bằng bỏ phiếu, trong đó có 120 3 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu. Sự kiện này làhết sức có ý nghĩabởi được diễn ra đúng vào ngày cả thế giớikỷ niệm 50 năm ngày thông qua Tuyên ngôn thế giới vềquyền con người (10/12/1948). Khi mới thông qua, nhiều người đã chorằng phải mất vài thập kỷ mới đạt được con số 60 quốc gia phê chuẩn đủ để Quy chế có hiệu lực. Tuy nhiên, với việc 10 quốc gia phê chuẩn Quy chế ngày 11/4/2002, Quy chế sẽ bắt đầu phát sinh hiệu lực từ ngày 01/7/2002 căn cứ theo Điều 126.
(Bản scan) Thiết kế thiết bị đun nóng dung dịch Nh4 No3 nằng hơi nước bão hòa Bài tập môn quá trình thiết bị trong ...
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG 1.1. Tên trường : Trường Trung cấp nghề Quảng Bình 1.2. Tên tiếng Anh: Quang Binh voca ...
Ngày nay khi lĩnh vực hạt nhân đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều mục đích khác nhau như: y tế, quân ...
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, các dạng thuốc kết dính niêm mạc miệng là một trong những dạng thuốc mới đã và ...
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔ ĐẶC I Nhiệm Vụ Của Đồ Án - Thiết kế thiết bị cô đặc chân không 1 nồi liên tục để cô đặc dun ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay