Vào thời của mình, F.Enghen đã từng nói:”Một dân tộc đứng vững trên đỉnh cao khoa học thì không thểkhông có tưduy lý luận”, nhưng tưduy lý luận ấy “cần phải được hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộtriết học thời trước” vì “triết học là sựtổng kết lịch sửtư duy”(Hêghen). Mặt khác vì lịch sửphát triển của tưduy được tổng kết trong lịch sử triết học nên chính lịch sửtriết học là cơsở đểhình thành phép biện chứng. Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới vềchất trong lịch sửtư tưởng Tây Âu và thếgiới cuối thếkỷXVIII- đầu thếkỷXIX. Đây là đỉnh cao của thời kỳtriết học cổ điển phương Tây đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại. Triết học cổ điển Đức trởthành một trong ba nguồn gốc hình thành chủnghĩa Mác – nguồn gốc triết học. Triết học Cantơkhởi xướng một trào lưu triết học mới – triết học duy tâm phê phán tiên nghiệm đểtiếp đó, PhíchtơSenling tiếp tục tìm tòi mởrộng, đến Hêghen nó phát triển thành một hệthống triết học duy tâm biện chứng và Phoiơbắc đã kết thúc triết học cổ điển Đức với chủnghĩa duy vật nhân bản của ông. Triết học Hêghen có vịtrí quan trọng trong triết học cổ điển Đức. Hêghen được coi là người sáng lập ra chủnghĩa duy tâm Đức. Hêghen là người có ảnh hưởng tới vô sốcác nhân vật, bao gồm cảnhững người hâm mộông (Bauer, Marx, Bradley, Sartre, Küng) lẫn những người nói xấu ông (Schelling, Kierkegaard, Schopenhauer, Nietzsche, Heidegger, Russell). Ông bàn luận vềmối quan hệgiữa tự nhiên và tựdo, tính nội tại và sựsiêu nghiệm, vềsựthống nhất của hai mặt mà không phải loại trừhay giảm bớt thái cực nào. Những khái niệm có tầm ảnh hưởng của ông là vềlogic phân tích, biện chứng, chủnghĩa duy tâm tuyệt đối, tinh thần, biện chứng về"ông chủ/nô lệ", vềcuộc sống đạo đức và tầm quan trọng của lịch sử. Bài tiểu luận: Triết học Hêghen 3 Hêghen bịkết tội là cha đẻcủa chủnghĩa phát xít, dù nhiều người ủng hộông lại không đồng ý với quan điểm này. Dù thếnào đi nữa thì Hêghen vẫn là người có công lớn trong việc phát triển triết học thếgiới vì ông là người đầu tiên sửdung phép duy vật biện chứng một cách có hệthống, chính nhờvào phép duy vật biện chứng của Hêghen mà Marx đã có những thành công rực rỡtrong việc phát triển lý luận chủnghĩa xã hội khoa học, là hạt nhân của chủnghĩa Max-Lênin ngày nay. Chính vì sự đóng góp to lớn của ông, nhiều triết gia đã nghiên cứu và bình phẩm vềtriết học của ông. Đó là những công trình lớn không phải ai cũng hiểu rõ ràng được. Qua bài tiểu luận này, em muốn khái quát lại hệthống triết học của Hêghen và nêu những nhận định của mình vềsự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại. Do bài làm không tránh khỏi thiếu sót, cũng nhưkiến thức hiểu biết còn hạn hẹp và tài liệu không đầy đủ, em mong được sựgóp ý, chỉnh sửa và bổsung của thầy đểbài làm được tốt hơn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay