<p> Trong xã hội có giai cấp đối kháng, có tình trạng áp bức bóc lột người thì ước nguyện về một xã hội công bằng và sự vươn tới tư tưởng bình đẳng xã hội, khát vọng hạnh phúc cũng như những cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện những ước vọng sẽ tất yếu nảy sinh trong đời sống tinh thần của những người nghèo khổ và của tất cả những ai đứng về phía lợi ích của họ. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa chính là những tư tưởng phản ánh ước nguyện ấy – ước nguyện về một xã hội không còn áp bức, bóc lột, không còn sự phân chia giai cấp, không có chiến tranh, mọi người được ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng phản ánh quan niệm về con đường, giải pháp và những điều kiện để đến xã hội tốt đẹp. Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện qua nhiều nội dung, khuynh hướng khác nhau, dưới nhiều hình thức do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ quy định. Lịch sử của những tư tưởng xã hội chủ nghĩa ấy là một bộ phận của lịch sử tư tưởng nhân loại. Nó nghiên cứu chính quá trình nảy sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu quá trình chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng trở thành khoa học. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, cũng như sự phát triển của học thuyết ấy đều có quan hệ trực tiếp với sự phát triển kinh tế của xã hội, với những mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Nhưng “ cũng như mọi học thuyết mới, chủ nghĩa xã hội trước hết phải xuất phát từ những tài liệu tư tưởng đã tích lũy từ trước”. Ph.Ăngghen thừa nhận rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời như là “sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học”. Như vậy, chủ nghĩa xã hội nguyên thủy là một thứ chủ nghĩa xã hội không tưởng (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23, tr 56). Theo Lênin, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được hiểu như là từ đồng nghĩa với những ước mơ trải qua nhiều thế kỷ của quần chúng lao động muốn xóa bỏ sự bóc lột, sự áp bức và bất công xã hội. V.I. Lênin viết “ Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu “lập tức” mọi sự bóc lột” (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 12, tr 53) cũng như “muốn xỏa bỏ sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Đó là nguyện vọng có tính chất xã hội chủ nghĩa” (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng việt, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 13, tr 159). Qua những luận điểm đó của Lênin có thể thấy, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã có chiều dài lịch sử cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Ở phương Tây, những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã phát sinh và phổ biến rộng rãi ở Hy Lạp và La Mã cổ đại: những ước mơ quay trở lại quá khứ xa xưa, trở lại thời kỳ xã hội hoàn toàn bình đẳng, không có bóc lột trong thần thoại về “thời đại hoàn kim”, những suy nghĩ về một quốc gia lý tưởng của Platon trong các tác phẩm Nhà nước và Luật lệ, những dự án cải cách bình quân ở Spactaquyt của Aghit và Clêomen. Hệ tư tưởng Cơ Đốc giáo sơ kỳ, những thuyết giáo của đạo này trong Tân Ước về sự bình đẳng và bác ái chung của nhân loại và của chủ nghĩa cộng sản tiêu dùng, nhất là về “giang sơn ngàn năm của Chúa” đương nhiên là đầy rẫy những điều hoang tưởng, viễn vông Thời kỳ đầu cận đại (thể kỷ XVI - XVII) có những tác phẩm không tưởng về những chế độ xã hội lý tưởng. Đầu tiên là tác phẩm Đảo Không tưởng của Tômat Morơ kể về một xã hội chưa bao giờ và chưa ở đâu có nhưng là cái xã hội được mong đợi. Sau Đảo Không tưởng một thế kỷ, một nhà tư tưởng người Italia là Campanella đã cho ra đời cuốn sách Thành phố Mặt trời – một tác phẩm lớn của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tiếp sau đó, tư tưởng xã hội chủ nghĩa biểu hiện dưới một hình thức xác định hơn trong thời kỳ cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII trong tác phẩm Luật tự do – tác phẩm lớn nhất, sáng ngời nhất của G. Uynxtenly, nhà tư tưởng và lãnh tụ của phong trào Đào đất. Trong thế kỷ XVIII, những lý luận có tính chất cộng sản chủ nghĩa được thể hiện rõ rệt trong các tác phẩm, quan niệm của những nhà tư tưởng kiệt xuất Pháp như: G.Mêliê, Ph.Môrenly, Mably, G.Babớp. Trong đó, đáng chú ý là Di chúc mà G.Mêliê viết vào cuối đời, những ước mơ của muôn dân muốn xóa bỏ tư hữu và bóc lột hòa trộn với việc chống tôn giáo trên quan điểm duy vật, với việc kêu gọi lật đổ chế độ hiện tồn bằng cách mạng. Chủ nghĩa xã hội không tưởng đạt đến đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX trong các học thuyết của ba nhà không tưởng vĩ đại – Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen. Bằng những tác phẩm của mình, ba nhà không tưởng này đã phê phán kịch liệt chế độ tư sản, đặt ra vấn đề nhất thiết phải thay thế xã hội tư bản bằng xã hội xã hội chủ nghĩa; đồng thời nêu ra một loạt những tư tưởng có giá trị về sự phát triển của xã hội tương lai – xã hội xã hội chủ nghĩa, điều mà các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen, sau này đã tiếp thu. Tuy nhiên, ba nhà không tưởng vĩ đại đó cũng không vượt lên được những hạn chế của lịch sử, không thế thay đổi được màu sắc duy tâm và không tưởng trong học thuyết của họ. Là sản phẩm của thời đại mình, Mác và Ăngghen đã phát huy cao độ vai trò của nhân tố chủ quan. Sự uyên bác về trí tuệ giúp hai ông có thể sớm hòa nhập vào dòng tư duy của nhân loại, tiếp thu có chọn lọc và phát triển sáng tạo những giá trị tư tưởng trước đó và đương thời. Các Mác và Ph.Ăngghen đã tổng kết sâu sắc toàn bộ lịch sử loài người về các thành tựu của khoa học tư nhiên và khoa học xã hội, lịch sử tư tưởng nhân loại, đặc biệt là nghiên cứu, tổng kết chủ nghĩa tư bản, về thực tiễn phong trào công nhân. Trên cơ sở đó hai ông xây dựng nên các học thuyết, các hệ thống lý luận về phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, về giải phóng giai cấp công nhân đồng thời giải phóng xã hội loài người khỏi mọi áp bức, bóc lột và mọi sự tha hóa, về cách mạng cộng sản chủ nghĩa, về xây dựng một xã hội “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Với Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được xuất bản lần đầu vào tháng 3/1848 - giai cấp vô sản thế giới - lực lượng sản xuất tiên tiến của thời đại - đã chính thức khai sinh Hệ tư tưởng của riêng mình. Từ nay, hoạt động của các tổ chức cộng sản - Bộ tham mưu của giai cấp vô sản đã có sự hướng dẫn của một cương lĩnh chung. Cũng từ đây, chủ nghĩa xã hội đã không còn là những nguyện vọng chủ quan, những ước mơ trừu tượng, viển vông. Vậy là, nhờ có Tuyên ngôn, chủ nghĩa xã hội đã chuyển từ không tưởng thành khoa học. </p>
<p> Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam đồng ...
<p> Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giá ...
<p> Bước sang thế kỉ XXI, trong xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm c ...
<p> SV là tầng lớp xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình học tập và rèn luyện, họ chưa có điều kiện và khả năng để có nhữ ...
<p> Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay