<p> Doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đưa nông sản nước ta tiếp cận thị trường thế giới để làm tăng giá trị và thu hút nguồn ngoại tệ mạnh cho phát triển kinh tế, bên cạnh tạo việc làm và thu nhập cho số đông người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Để tiếp tục đảm đương trọng trách trên, các doanh nghiệp nông nghiệp rất cần vốn, bởi vốn – cùng với lao động và công nghệ – là yếu tố then chốt đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất – kinh doanh (Aghion & Howitt, 2007; Rahaman, 2011). Giống như ở nhiều nước, bên cạnh vốn tự có được bổ sung từ lợi nhuận giữ lại, các doanh nghiệp nông nghiệp nước ta còn sử dụng vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển dài hạn. Tín dụng ngân hàng còn giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta cũng sử dụng tín dụng thương mại bởi những lợi thế nhất định của nó. Các doanh nghiệp nhận tín dụng thương mại có thể tạm thời sử dụng vốn của doanh nghiệp cung ứng qua việc mua trả chậm hàng hóa (đặc biệt đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng hay/và không thể huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán), qua đó duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh một cách liên tục và thậm chí mở rộng quy mô (Burkart & Ellingsen, 2004). Tín dụng thương mại còn giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí giao dịch để tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quá lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thật vậy, khi lãi suất tăng cao, các khoản nợ ngân hàng quá lớn sẽ trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp do chi phí sử dụng vốn vượt quá khả năng đảm đương của doanh nghiệp. Hệ quả là doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản. Tín dụng thương mại cũng dễ gây ra hậu quả tiêu cực nếu doanh nghiệp thiếu thông tin về ý định thực sự của bên cấp tín dụng nên khó ứng phó kịp thời với các bất lợi ngoài mong đợi có thể xảy ra (như khi khoản tín dụng này quá lớn mà bên cấp tín dụng lại đột ngột thay đổi chính sách cấp tín dụng thương mại). Khi đó, triển vọng tăng trưởng cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ xấu đi. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay