Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa của cả nước, với đóng góp khoảng 50% sản lượng và 90% lượng gạo xuất khẩu hàng năm (Niên giám thống kê, 2013). Để có được sản lượng đó, nông dân đã đẩy nhanh sản xuất lúa gạo với việc thâm canh từ 2 đến 3 vụ trong năm, thậm chí có nơi sản xuất đến 7 vụ trong 2 năm (Phạm Thị Phấn và ctv., 2001), thời gian nghỉ của đất giữa 2 vụ lúa quá ngắn đã đưa đến điều kiện đất lúa ở tình trạng khử kéo dài và do đó sản sinh khí mêtan (CH4) và ôxit nitơ (N2O)(Mitsch et al., 2000), đây là 2 chất khí nhà kính quan trọng ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc quản lý nước trong ruộng lúa đã góp phần ảnh hưởng đến lượng phát thải khí CH4 và N2O. Khi ruộng bị ngập, đất bị yếm khí (khử ôxy) tạo ra CH4 trong khi khí N2O có thể được tạo ra bởi các vi khuẩn trong đất trong điều kiện háo khí (ôxy hóa) và cả yếm khí, tùy thuộc vào lượng phân N cung cấp (chủ yếu qua phân bón). Thông thường, ở ruộng lúa bị ngập thường xuyên có phát thải khí N2O thấp nhưng CH4 cao. Để hài hòa hai nguồn phát thải này cần có chế độ quản lý nước phù hợp (Lagomarsino et al., 2016). Trong canh tác, mặc dù chất N là nhân tố chi phối hàng đầu đến năng suất lúa, nhưng đặc tính của các hệ thống canh tác lúa là có hiệu quả sử dụng phân N thấp, điều này phần lớn là do sự mất N nhanh chóng từ sự bốc thoát amoniac (NH3) và sự khử nitrat (NO3-), ước tính có khoảng 10% đến 65% N bón vào đất lúa bị mất (Vlek and Byrne, 1986; De Detta and Burêsh, 1989). Việc bốc thoát khí NH3 từ sử dụng phân N cũng dẫn đến sự lắng tụ N và từ đó hình thành và phát thải N2O (Wulf and Clemens, 2002). Ngoài ra, việc giữ lại rơm rạ trong ruộng lúa để tái sử dụng chất dinh dưỡng cũng là một hoạt động canh tác khá phổ biến. Tuy nhiên, nó cung cấp một nguồn chất hữu cơ dồi dào làm tăng phát thải CH4, góp phần tác động môi trường qua hiệu ứng nhà kính (WeiWang et al., 2016). Khí CH4 và N2O là hai loại khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính trong biến đổi khí hậu, được phát thải từ đất nông nghiệp chiếm theo thứ tự khoảng 50% và 60% nguồn phát thải gây hiệu ứng nhà kính (WeiWang et al., 2016). Khí NH3 là loại khí kiềm có nhiều trong khí quyển, là một thành phần chính trong phản ứng nitơ. Nguồn bốc thoát NH3 lớn nhất là từ nông nghiệp, bao gồm chăn nuôi và sử dụng phân N (Behera et al., 2013). Nhìn chung, việc sử dụng phân N, chất hữu cơ không hiệu quả đã góp phần làm gia tăng phát thải các loại khí nhà kính, hiệu quả canh tác lúa không cao. Để hạn chế phát thải CH4 từ nguồn hữu cơ cung cấp cho ruộng lúa, phát thải N2O và bốc thoát NH3 từ bón phân N trong canh tác lúa, cần nghiên cứu các biện pháp cải thiện kỹ thuật canh tác phù hợp trong việc quản lý nước kết hợp bón phân N và xử lý rơm rạ để góp phần cải thiện năng suất lúa và bảo vệ môi trường, do vậy, đề tài “Biện pháp quản lý nước kết hợp bón đạm, xử lý rơm rạ để nâng cao sinh trưởng lúa và giảm bốc thoát khí ammoniac, phát thải khí mêtan và ôxit nitơ” đã được thực hiện.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay