<p> Việt Nam sau ba mươi năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi đáng kể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra nhanh hơn, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế trở nên cấp thiết, đời sống của người dân ngày phải được nâng lên. Học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước, Việt Nam đã xây dựng mô hình “ khu công nghiệp” nhằm thu hút vốn các dòng vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra của đất nước như: Phát triển kinh tế của địa phương nơi có khu công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động, kích thích sự phát triển của các ngành dịch vụ, công nghiệp phụ trợ của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và những vùng lân cận . Khu công nghiệp được xây dựng là nơi tập trung những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó góp phần làm tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cho môi trường đầu tư nước ta. Tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã xây dựng được 304 khu công nghiệp trong tổng số 463 khu công nghiệp được quy hoạch, tổng diện tích đất tự nhiên của các khu công nghiệp này xấp xỉ 85,2 ngàn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 ngàn ha ( chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên), các khu công nghiệp trong cả nước đã thu hút được khoảng 6160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký khoảng 95 tỷ USD, tổng số vốn đã đầu tư thực hiện đạt khoảng 58,5 tỷ USD, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký khoảng hơn 60%, và khoảng 5750 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 570 ngàn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 310 ngàn tỷ đồng ( đạt khoảng 54% tổng vốn đầu tư đăng ký) (Quốc Bảo, 2015) Cùng với xu hướng đó của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương xây dựng đồng bộ các khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tính đến hết năm 2015, tỉnh Thái Nguyên có sáu khu công nghiệp tập trung: Sông Công 1, Sông Công 2, Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Quyết Thắng, Điềm Thuỵ. Các khu công nghiệp này hình thành và phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ của tỉnh. Ngoài những thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản phong phú, tỉnh Thái Nguyên còn là cửa ngõ của thủ đô, trung tâm đào tạo của cả nước, hệ thống các trường đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên- các trường cao đẳng - trung cấp nghề - góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Lượng vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 9906,506 tỷ đồng và khoảng 6860,476 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 81368 lao động sau khi tổng kết hết năm 2015 ( Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015) Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó, vốn đầu tư được thu hút vào các khu công nghiệp của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn còn khá khiêm tốn. Tính đến năm 2015, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt con số khoảng hơn 30%, với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động con số này đạt khoảng 60% (Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015) trong khi so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ trung bình của cả nước đạt khoảng 48% đặc biệt với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động tỷ lệ lấp đầy diện tích đất khu công nghiệp đạt trên 67% (Quốc Bảo, 2015), tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký của các khu công nghiệptỉnh Thái Nguyên khoảng 43,56% và của cả nước là khoảng hơn 50% với các dự án có vốn đầu tư trong nước và khoảng hơn 60% các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là các dự án nhỏ và vừa, với quy mô không lớn, thêm vào đó là việc một số nhà đầu tư đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tương đối ngắn, việc đầu tư mang tính manh mún và không bền vững </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay