<p> Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp, phản ánh những đặc trưng văn hóa tộc người được tiến hành định kỳ ở một địa điểm, thời gian nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của các thành viên trong cộng đồng. Lễ hội của các tộc người nói chung và của người Việt nói riêng hình thành trong quá khứ lâu đời, thể hiện quan niệm về thế giới, nhân sinh gắn liền với tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, lối sống, nếp nghĩ, nếp cảm biểu thị giá trị của cộng đồng dân tộc trải qua nhiều thế hệ và trở thành truyền thống. Sự hình thành của lễ hội truyền thống luôn bện chặt với những điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội cụ thể. Tuy nhiên cũng như các hiện tượng văn hóa - xã hội khác, lễ hội không phải là hiện tượng “nhất thành bất biến” mà luôn biến đổi và tiếp nhận các giá trị văn hóa mới được hình thành trong hoạt động thực tiễn của con người. Như vậy, lễ hội kết tinh hai yếu tố truyền thống và hiện đại để trao truyền cho các thế hệ sau. Lễ hội người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long là sự tiếp nối, phát triển lễ hội của cư dân người Việt ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình di cư mở mang đất nước. Quá trình này, một mặt lễ hội kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống có từ cội nguồn; mặt khác, nó phát triển trong không gian, thời gian và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, những điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội cụ thể ở ĐBSCL. Truyền thống và phát triển của lễ hội là một tất yếu. Quy luật vận động của lễ hội còn chịu sự tác động trực tiếp của yếu tố tổ chức (con người, vấn đề quản lý, nhu cầu của người dân). Ở Việt Nam trong nhiều năm qua, lễ hội nói chung, lễ hội truyền thống của người Việt vùng ĐBSCL nói riêng vận động theo hai xu hướng: Một là, giai đoạn trước năm 1980, sinh hoạt lễ hội bị lắng xuống, có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như hậu quả của chiến tranh để lại, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến vai trò của các nhà quản lý văn hóa - xã hội, họ chưa nhận thức đúng về các giá trị của lễ hội dẫn đến việc quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành chính. Hai là, giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tình hình dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội phát triển ồ ạt, hoặc những năm gần đây xuất hiện các yếu tố ngoại lai trong lễ hội. Như vậy, truyền thống và phát triển trong lễ hội đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể, từ đó mới có những dữ liệu khoa học nhằm hoạch định các chính sách văn hóa, phát triển lễ hội truyền thống trong điều kiện hiện nay. </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay