Lợi ích vật chất và tinh thần là một trong những động cơ hoạt động của con người, với ý nghĩa đó, lợi ích cũng chính là động lực cho sự phát triển xã hội. C.Mác, Ph.Ăngghen đã từng nói: lợi ích chuyển đời sống của con người. Để phát triển kinh tế - xã hội, cần có nhiều động lực, trong đó, giải quyết tốt các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích kinh tế của người lao động là một động lực quan trọng. Thực tiễn ở Việt Nam, trước đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV, với những tìm tòi thử nghiệm "giải phóng lực lượng sản xuất" với tư tưởng "làm cho sản xuất bung ra", tạo động lực cho sản xuất, chú ý kết hợp 3 lợi ích, quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động đã tạo ra động lực mạnh mẽ và quan trọng trong sự vận động và phát triển toàn diện của đất nước trong hơn 30 năm qua. Tỉnh Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau mười năm thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nói riêng đã có sự khởi sắc đáng kể. Năm 2005, trên địa bàn toàn tỉnh có 915 doanh nghiệp, đến cuối năm 2015, số DNTN tăng lên 2.946 doanh nghiệp, chiếm 91% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn tỉnh. Các DNTN tham gia vào hầu hết tất cả các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là lực lượng đi đầu trong giải quyết việc làm cho người lao động, năm 2015, loại hình doanh nghiệp này đã giải quyết được việc làm cho 53.400 lao động, chiếm hơn 60,4% lực lượng lao động của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vấn đề thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động cũng được các DNTN quan tâm. Tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, như: tiền công, tiền lương của người lao động chưa cao, tính đến năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động trong các DNTN khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, mức thu nhập này chưa đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất sức lao động; Các DNTN vẫn chưa mặn mà trong việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, nếu có thì chỉ một phần trong tổng số lao động tại doanh nghiệp, tình trạng nợ đọng bảo hiểm bắt buộc vẫn còn nhiều. Để tránh đóng bảo hiểm bắt buôc một số doanh nghiệp không ký kết hợp đồng lao động hoặc ký kết dưới hình thức giao khoán, cộng tác viên,. Vấn đề vệ sinh và an toàn lao động vẫn chưa bảo đảm, Từ đó dẫn đến tình trạng xâm hại lợi ích kinh tế của người lao động, mặt khác gia tăng những xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế, giữa người sử dụng lao động và người lao động. Sự xung đột này không chỉ tác động xấu đến các DNTN, mà còn gây bất ổn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay