Tóm tắt Luận án Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

<p> Tính cấp thiết của đề tài Tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để nghiên cứu vì các lý do sau đây: Thứ nhất, mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là tiêu điểm của học thuyết phân quyền và là nội dung cốt lõi của các bản Hiến pháp. Nội dung cơ bản của học thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu (1689 - 1755) chính là sự phân chia và kiểm soát giữa ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. ừ đó đã tạo ra mối quan hệ đan xen và chế ước giữa ba nhánh quyền lực: lập pháp với hành pháp, hành pháp với tư pháp, tư pháp với lập pháp. Với chức năng vốn có là xét xử nên ngành tư pháp được thiết kế một cách độc lập với hai nhánh quyền lực còn lại để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong hoạt động xét xử. Vì vậy, trong các mối quan hệ này thì mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là mối quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất cho việc tạo ra các mô hình chính thể. Nếu như cách thành lập và vai trò của Nguyên thủ quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt hình thức chính thể quân chủ với cộng hòa, thì mối quan hệ giữa lập pháp với hành pháp có ý nghĩa quan trọng để nhận diện chính thể cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa hỗn hợp. Mối quan hệ giữa lập pháp với hành pháp xác định vị trí, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, quyết định chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Vì thế, trong một chừng mực nhất định, mối quan hệ này phản ánh mức độ dân chủ trong xã hội. Thứ hai, trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, chỉ có Hiến pháp 1946 mới đặt vấn đề hành pháp kiểm soát lập pháp. Sự kiểm soát này đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ các quyền tự do hiến định của công dân trước nguy cơ ban hành một đạo luật vi hiến từ phía lập pháp. Có nhiều chuyên gia cho rằng, Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đã thể hiện tư tưởng pháp quyền một cách rõ nét nhất trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay. Do hoàn cảnh lịch sử và chịu ảnh hưởng của tư duy tập quyền XHCN nên vấn đề hành pháp kiểm soát lập pháp vốn đã được đề cập trong Hiến pháp 1946 nhưng không được kế thừa trong Hiến pháp 1959, đặc biệt là trong Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp 2013 với mục tiêu xây dựng hà nước pháp quyền và tư duy phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực đã thay đổi cho tư duy tập quyền X , đặt cơ sở quan trọng cho việc kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát lập pháp nói riêng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, vấn đề kiểm soát quyền lực2 vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi tư duy tập quyền XHCN: ngành lập pháp có quyền kiểm soát quyền lực của ngành hành pháp và tư pháp. hưng hai ngành này không thể kiểm soát quyền lực của lập pháp: òa án không được quyền kiểm soát các đạo luật vi hiến của Quốc hội; Chính phủ không được quyền phủ quyết luật, không được đề nghị giải tán Quốc hội trước thời hạn </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY