Những năm gần đây, hòa cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành hàng hải nước ta cũng có những bước phát triển đáng kể, cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt từ khi nước ta chính thức hội nhập vào nền kinh tế thế giới (là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế – WTO). Ngành hàng hải, Du lịch biển, Thủy sản, Dầu khí. đã có bước phát triển đáng kể, thu nhập quốc dân từ các ngành kinh tế biển ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, Nghị quyết số 04/2007 của BCHTƯ Đảng khoá X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã chỉ rõ: “Tập trung phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP, 55- 60% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.”. Để đáp ứng được sự phát triển không ngừng của các ngành kinh tế biển, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng có được lực lượng lao động biển nói chung và thuyền viên nói riêng không những có chuyên môn, tay nghề giỏi, mà còn phải có một nền tảng sức khỏe thực sự tốt về cả thể chất và tinh thần thì mới hoàn thành xuất sắc được nhiệm vụ. Tuy nhiên, điều kiện sống và lao động trên biển có nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, khả năng lao động của đoàn thuyền viên. Đó là môi trường vi khí hậu, các yếu tố vật lý, hóa học không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép như nhiệt độ cao, rung, xóc, lắc, tiếng ồn tác động liên tục và môi trường vi xã hội bất bình thường đã ảnh hưởng đến thuyền viên trong suốt cuộc hành trình. Đặc biệt, trong suốt quá trình lao động trên biển, người lao động phải chịu sự tác động liên tục của sóng, gió và đôi khi cả giông, bão [Phạm Văn Ninh, Đỗ Ngọc Quỳnh (1991), Trần Đức Thạnh (2004)]. Tác động của sóng gây ra các rung xóc, lắc liên tục làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và khả năng lao động của người đi biển, nó là nguyên nhân gây ra một chứng bệnh rất đặc thù của người đi biển, đó là chứng bệnh say sóng (Seasickness). Chứng bệnh say sóng đã được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu từ lâu song cho đến nay, chưa có tiêu chuẩn về khả năng chịu sóng cho từng nhóm đối tượng có khả năng chịu sóng khác nhau. Đặc biệt phương pháp thử sóng trực tiếp còn nhiều phiền hà, tốn kém. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và một số chỉ số sinh lý của thuyền viên qua nghiệm pháp thử sóng và đề xuất tiêu chuẩn tuyển chọn” được tiến hành nhằm các mục tiêu sau: 1- Mô tả biểu hiện lâm sàng và một số chỉ số sinh lý đặc trưng của thuyền viên qua nghiệm pháp thử sóng. 2- Đề xuất tiêu chuẩn tuyển chọn khả năng chịu sóng cho thuyền viên bằng nghiệm pháp thử sóng Những đóng góp mới của luận án Luận án đã xác định được các biến đổi đặc trưng của các nhóm thuyền viên có khả năng chịu sóng khác nhau (tốt, trung bình và kém), trên cơ sở đó đề xuất tiêu chuẩn tuyển chọn KNCS bằng nghiệm pháp thử sóng cho thuyền viên có độ tin cậy cao.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay