Hiện nay, tỉ lệ bệnh dậy thì sớm (DTS) đang gia tăng. Tiếp cận một trẻ DTS cần phân biệt được đây là dậy thì sớm trung ương, ngoại biên hay một phần vì hướng xử trí hoàn toàn khác nhau. Để chẩn đoán một trường hợp DTS trung ương cần chứng minh có sự tham gia của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, nghĩa là có sự gia tăng của LH trong máu. Tuy nhiên, ngưỡng LH nền và sau kích thích là bao nhiêu để chẩn đoán dậy thì sớm trung ương cũng như việc có cần phải lấy máu nhiều lần để làm nghiệm pháp kích thích không vẫn còn chưa thống nhất qua các nghiên cứu trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu giá trị của nghiệm pháp kích thích Gonadotropin trong chẩn đoán DTS trung ương với các mục tiêu như sau: 1. Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhi DTS tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2010 - 2016. 2. Xác định tỉ lệ các nguyên nhân gây DTS. 3. Xác định giá trị chẩn đoán của LH, FSH và tỉ số LH/FSH nền trong chẩn đoán DTS trung ương. 4. Xác định giá trị chẩn đoán của LH, FSH, tỉ số LH/FSH sau kích thích bằng Dipherelin trong chẩn đoán DTS trung ương. 5. Xác định thời điểm tối ưu để lấy máu làm nghiệm pháp kích thích. 2. Tính cấp thiết của đề tài luận án: Tỉ lệ bệnh DTS đang gia tăng tại Việt Nam, theo thống kê tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 3 năm từ 2010-2013, có 351 trẻ nhập viện vì DTS, trong đó 80% là DTS trung ương và tỉ lệ chẩn đoán bệnh gia tăng theo từng năm. Trẻ DTS có thể chịu những hậu quả như giới hạn chiều cao khi trưởng thành, rối loạn2 tâm lý, rối loạn hành vi ứng xử, dễ bị lạm dụng tình dục và có thai sớm Vì vậy, DTS cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Trên thế giới, có một số công trình nghiên cứu về ngưỡng LH nền để chẩn đoán DTS trung ương nhưng vẫn chưa thống nhất, có thể do sự khác biệt về dân số nghiên cứu, phương pháp xét nghiệm, thời điểm lấy máu Y văn ghi nhận, nghiệm pháp kích thích bằng GnRH là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán DTS trung ương. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nơi trên thế giới không còn có GnRH để sử dụng. Vì vậy, người ta sử dụng đồng vận của GnRH (aGnRH) để thay thế. Đã có một số công trình nghiên cứu trên thế giới về giá trị của nghiệm pháp kích thích bằng aGnRH trong chẩn đoán DTS trung ương. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại rất khác nhau. Tại Việt Nam, bắt đầu thực hiện nghiệm pháp kích thích bằng Dipherelin (Triptorelin, là một aGnRH) từ năm 2009. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về nghiệm pháp kích thích này. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu giá trị của các xét nghiệm gonadotropin nền và sau kích thích bằng aGnRH trong chẩn đoán DTS trung ương là như thế nào?
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay