Việt Nam là quốc gia có diện tích đất bãi bồi ven sông (BBVS) khá lớn, (khoảng 2.541.500ha) được bồi tụ từ hệ thống sông, ngòi dày đặc và phân bố từ Bắc đến Nam (Nguyễn Bằng, 2010). Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng bị suy giảm về diện tích và chất lượng bởi các nguyên nhân tự nhiên và con người trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên đất nói chung và đất BBVS nói riêng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và sử dụng đất BBVS hiệu quả như: Thông tư số 09/2013/TTBTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển. Các văn bản này đã được chính quyền các địa phương có đất BBVS triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và đã làm cải thiện đáng kể công tác quản lý, sử dụng đất BBVS. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay công tác quản lý đất BBVS đã và đang bộc lộ nhiều bất cập như: Chưa theo kịp với yêu cầu cuộc sống cũng như những diễn biến thực tế ở địa phương; chưa luật hóa đầy đủ các quy định để điều chỉnh mối quan hệ liên quan trong quản lý và sử dụng đất; các cơ chế, chính sách liên quan còn chưa toàn diện. Những vấn đề trên đã dẫn đến hệ quả là công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, sử dụng còn kém hiệu quả, nguồn thu ngân sách từ sử dụng đất bãi bồi chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất Phú Thọ là một trong chín tỉnh ở Việt Nam có sông Hồng chảy qua. Theo thống kê của Sở TN&MT Phú Thọ (2015), tổng diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng (BBVSH) của tỉnh là 1.180,35ha đang được khai thác sử dụng cho các mục tiêu khác nhau. Đây là một tỉnh mang đầy đủ các đặc trưng, đặc điểm cả về góc độ công tác quản lý cũng như phương diện sử dụng đất bãi BBVS của một tỉnh trung du chuyển tiếp với đồng bằng. Để quản lý, sử dụng quỹ đất này hiệu quả rất cần có một nghiên cứu sâu, toàn diện về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất BBVS. Trên cơ sở đó, NCS đã tiến hành đề tài nhằm đóng góp thêm các luận cứ khoa học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất BBVS của tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên cả nước nói chung trong thời gian tới
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay