Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được tiến hành từ những năm đầu thế kỉ XX (Du Pasquier, 1932). Nhưng nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại chè thì chỉ mới bắt đầu từ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI (Nguyễn Văn Thiệp, 1998; Lê Thị Nhung, 2002; Phạm Văn Lầm và nnk, 2003, 2005, 2007a, 2007b, 2008, 2011, Phạm Văn Lầm, 2013 ). Tuy nhiên các tác giả chưa nghiên cứu mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái cơ bản lên mối quan hệ đó. Trong công tác phòng chống sinh vật hại để bảo vệ cây chè thì nhu cầu sử dụng hóa chất, phân bón và các chất điều tiết sinh trưởng vẫn không ngừng gia tăng và trở thành một thói quen của người nông dân. Việc gia tăng quá mức số lần sử dụng thuốc trừ sâu hoá học không chỉ tiêu diệt các loài sâu hại chè mà còn làm xuất hiện nhiều loài sâu hại nguy hiểm khác, một số loài sâu hại thứ yếu gia tăng số lượng và trở thành các loài hại chủ yếu, làm suy giảm tài nguyên thiên địch của sâu hại trong tự nhiên. Qui trình Viet GAP trên chè được công bố lần đầu tiên năm 2008, trong đó nêu rõ ưu tiên sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), trong đó việc sử dụng biện pháp sinh học luôn luôn được khuyến khích. Trước yêu cầu của thực tiễn và khoa học như trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay