<p> Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tình trạng di cư từ nông thôn ra thành phố làm việc đang ngày càng có xu hướng gia tăng cả trong khu vực chính thức (KVCT) và khu vực phi chính thức (KVPCT). Năm 2010, khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) cả nước ta chiếm trên 11 triệu việc làm trong tổng số việc làm cả nước - chiếm khoảng 1/4 tổng việc làm chính và 1/2 số việc làm phi nông nghiệp. Nếu cộng thêm cả những việc làm phụ thì KTPCT có trên 12,4 triệu việc làm. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 8,4 triệu hộ SXKD PCT, trong đó 7,4 triệu người coi việc làm PCT của mình là chính và 1 triệu hộ coi đó là việc làm thứ hai (Đặng Tiến, 2010). Người lao động di cư ra thành phố làm việc trong KVPCT làm nhiều công việc khác nhau, nhìn chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh không ổn định, gần như không có bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTNg) và phần lớn vẫn chưa được hưởng lợi từ những chính sách đặc thù. Năm 2010 trên 50% số lao động làm việc tại khu vực này thu nhập thấp hơn 1,4 triệu đồng/người/tháng, trong khi có tới 30% số lao động phải làm việc trên 60 giờ/tuần, phần lớn người lao động phải làm việc từ 49 giờ đến 52 giờ/tuần (Đặng Tiến, 2010). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải thiện điều kiện tăng thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực này? Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến thu nhập của đối tượng này hầu như vẫn chưa được thực hiện một cách thỏa đáng. Nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải làm sáng tỏ. Hà Nội là một trong số những thành phố có lực lượng lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức rất lớn. Năm 2010 tại thành phố Hà Nội thì khu vực KTPCT là nguồn cung cấp việc làm cho số lượng lớn người lao động và lực lượng lao động này chiếm khoảng 30% tổng số lao động của thành phố. Nếu loại bỏ hoạt động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ SXKD phi chính thức với 470.000 lao động (Minh Bắc, 2010). Người lao động di cư làm việc trong KVPCT ở Hà Nội cũng nằm trong tình trạng chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh, không tiếp cận được sự hỗ trợ các chính sách trợ giúp của nhà nước, không tham gia BHXH, BHYT và BHTNg,. Nhà nước hầu như chưa quản lý đối với khu vực này, vì thế thiếu các chính sách phát triển và đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong khu vực phi chính thức nói chung cũng như đối với lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức nói rêng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bá </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay