<p> Lúa nếp không những là cây lương thực quan trọng mà nó còn gắn liền với tập quán và văn hóa ở các nước vùng Đông Nam Á (Kenneth and Michael, 2002). Vùng Nam và Đông Nam Châu Á được coi là trung tâm phát sinh và nguồn gốc của lúa nếp trồng, nếp cẩm đặc sản. Các giống nếp này thuộc hai loài phụ indica và japonica. Ở Việt Nam, vùng núi Tây Bắc có diện tích trồng và tiêu thụ lúa nếp lớn nhất cả nước (Bounphanousay, 2008). Ở Việt Nam, lúa nếp được trồng chủ yếu ở miền núi nơi dân tộc Mường, Thái, H’mông. sinh sống để phục vụ trong gia đình và trao đổi hàng hóa mang tính chất vùng miền, nhỏ lẻ. Các giống lúa nếp hiện nay càng được quan tâm phát triển và trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị cao cho người nông dân (Nguyễn Văn Luật và cs., 2001). Ngoài những mục tiêu phục vụ nhu cầu bó buộc trong không gian nhỏ, ngày nay, các sản phẩm từ lúa gạo nếp đang được phổ biến trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm nếp đặc sản như nếp cẩm. Nếp Cẩm hay nếp Than, chúng được tạo nên từ nhiều giống lúa nếp khác nhau và được trồng chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc như: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, rải rác ở các vùng khác như: Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 2 tỉnh Long An và Cần Thơ. Nguồn gen nếp cẩm của các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có mức đa dạng cao nhất cả nước nhưng đang bị xói mòn nghiêm trọng nên cần khai thác, phát triển và bảo tồn nguồn gen quý hiếm phục vụ phát triển nông nghiệp của đất nước (Trần Thị Lương và cs., 2013). Theo Zhang et al. (2012), để giống lúa nếp đạt năng suất và chất lượng cao cần quản lý hài hòa và cân đối dinh dưỡng N, P, K trên từng loại đất, mùa vụ và mực nước. Vilayvong et al. (2015) cho rằng để cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho giống lúa nếp cần xây dựng mô hình quản lý dinh dưỡng dựa vào thời gian sinh trưởng, kích thước bộ rễ, thời vụ gieo cấy, mật độ cấy. Điện Biên là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc có diện tích lúa 49.445,1 ha, trong đó diện tích lúa nước là 12.940,4 ha (chiếm 26,2%). Các huyện có diện tích lúa lớn là Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé. Năng suất lúa của tỉnh Điện Biên đạt 3,54 tấn/ha thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước (5,73 tấn/ha) và thấp hơn trung bình các tỉnh vùng Tây Bắc (4,36 tấn/ha) (Tổng cục Thống kê, 2016). Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp do: 1- Diện tích lúa nương, lúa nếp lớn nhưng cơ cấu giống nghèo nàn; 2- Bộ giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt đặc biệt là lúa nếp đặc sản còn hạn chế; 3- Canh tác lúa nước gieo với mật độ dày, bón phân ít; canh tác lúa nương theo hình thức chọc lỗ bỏ hạt. Để góp phần vào việc mở rộng, phát triển giống nếp cẩm và làm phong phú thêm các sản phẩm từ giống nếp tại tỉnh Điện Biên, thì việc tuyển chọn những giống nếp cẩm có nhiều đặc điểm tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn, gieo cấy được hai vụ trong năm, năng suất khá, phổ thích nghi rộng và xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp là hết sức cần thiết </p>
<p> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
<p> Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
<p> Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
<p> Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
<p> Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay