Tóm tắt Luận văn Kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân tỉnh An Giang

<p> An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm. Theo Dương Văn Nhã (2006), khi lũ về, bên cạnh việc mang một lượng lớn phù sa để bồi đắp, cải thiện độ phì của đất, vệ sinh đồng ruộng, rửa phèn, lũ còn tạo việc làm và thu nhập cho người dân qua việc đánh bắt cá tự nhiên, hái rau thủy sinh, các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, lũ cũng mang đến một số bất lợi cho người dân, cụ thể từ năm 2000 cho đến nay diễn biến bất thường của lũ đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế của người dân. Để có thể thích ứng với những thay đổi của lũ, với những thay đổi của xã hội và môi trường con người phải luôn biết cách sử dụng kiến thức bản địa để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thích hợp và quản lý một cách linh hoạt hơn (CRES, 2010). Kiến thức bản địa trong thích nghi với lũ ở An Giang được hiểu là kinh nghiệm được tích lũy của cộng đồng địa phương qua nhiều thế hệ và được thừa kế một cách rộng rãi, nó được phản ảnh qua việc người dân địa phương sống và ứng phó hài hòa với lũ hàng năm để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên do lũ mang lại, nhưng tránh được các tổn thương do lũ gây ra (Van et al., 2011). Công tác ứng phó với lũ dựa trên kiến thức sẵn có của cộng đồng địa phương cần được tìm hiểu và phổ biến hiệu quả để góp phần vào phát triển bền vững của địa phương trước hoàn cảnh của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến thay đổi bất thường của lũ. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kiến thức bản bản địa về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn về cây dược liệu, bảo tồn gen, giống địa phương, sống chung với lũ ở ĐBSCL, thay đổi thời tiết. của các tác giả Warren (1995); Luise (1999); Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc (1998); Mai Văn Tùng (2006), Hoàng Thị Hoàng Ngân (2010); Van el at., (2011); Bùi Quang Vinh (2013); Nguyên Kim Uyên (2013); Hanh (2014); Ngô Văn Lệ và ctv., (2016), Lê Thị Thanh Hương và2 Nguyễn Trung Thành (2016). Tuy nhiên, thực tế cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu về hệ thống hóa và đánh giá tính phù hợp của kiến thức bản địa trong khả năng thích nghi với những thay đổi của lũ trong sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu trước bối cảnh biến đổi khí hậu. Do đó, đề tài “ Kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ của nông dân tỉnh An Giang” được tiến hành nhằm tìm hiểu hệ thống hóa và đánh giá sự phù hợp của kiến thức bản địa góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thự tiễn cho khả năng thích ứng của nông dân đối với lũ trong các điều kiện khác nhau, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng kiến thức bản địa của nông dân tỉnh An Giang giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của nông dân trong sản xuất nông nghiệp trước bối cảnh của biến đổi khí hậu. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY