Ở nước ta hiện nay, tín dụng vẫn được coi là hoạt động chủ chốt của các Ngân hàng thương mại bởi lợi nhuận của hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác trong Ngân hàng. Nợ xấu luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng và gây ra những thất thoát về vốn của ngân hàng; đây là một trong những nguy cơ làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản và gây phá sản trong ngân hàng. Việc quản lý Nợ xấu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại thường xuyên phải giám sát, theo dõi để quản lý tốt tình hình nợ xấu nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng; đồng thời làm giảm chi phí trích lập dự phòng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Ngân hàng. Sở giao dịch ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý nợ xấu (đưa tỷ lệ nợ xấu từ 11,72% năm 2008 xuống còn 9,01% năm 2009 và đến cuối quý II năm 2010 giảm xuống còn 7,37%), tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ khá cao so với mục tiêu của Sở giao dịch (phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3%). Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nợ xấu tại sở giao dịch ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay