Quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa chính trị rất lớn, nó là biểu hiện của chế độ tự do, dân chủ, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Một chế độ xã hội tiến bộ, văn minh luôn hướng tới việc giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người được phát triển toàn diện năng lực, thể chất để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì quyền tự do kinh doanh là biểu hiện của quyền tự do, dân chủ nên tôn trọng quyền tự do kinh doanh chính là tôn trọng quyền con người, quyền dân chủ. Nó thể hiện bản chất của Nhà nước ta là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Đối với mỗi xã hội khác nhau, trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể, mức độ ghi nhận và bảo đảm của Nhà nước tại Hiến pháp và pháp luật về quyền tự do kinh doanh cũng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào hệ thống pháp luật và khả năng của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi pháp luật. Ngay sau khi đổi mới (năm 1986), tự do kinh doanh đã chính thức trở thành quyền pháp định. Điều 4 Luật Công ty (1990) quy định “trong khuôn khổ pháp luật, công ty có quyền tự do kinh doanh”. Đến Hiến pháp năm 1992 thì tự do kinh doanh đã trở thành quyền hiến định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57) . Đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và phát huy tính ưu việt của những bản Hiến pháp trước đó, đã tiếp tục ưu tiên phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, xác lập đầy đủ hơn quyền tự do kinh doanh và cơ chế quyền tự do kinh doanh, với quy định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33)”. Để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều văn bản luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, trong đó có các đạo luật cơ bản thể chế hóa nguyên tắc tự do kinh doanh như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014 . Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều bất cập mà pháp luật Việt Nam vẫn chưa dự liệu hết hoặc đã dự liệu nhưng chưa đảm bảo tính hợp lý cần phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện, chẳng hạn như cơ chế quyền tự do kinh doanh trong vấn đề thể chế, thiết chế còn bất cập, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tham gia quyền tự do kinh doanh; thực tế thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân không được đảm bảo đúng như quy định của pháp luật. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Quảng trị ” thực sự có ý nghĩa và cần thiết
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay