<p> Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ. Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại. Nước ta đang trong qúa trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thành phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay do suy thoái kinh tế. đều có thể biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi. Đó là chưa kể đến những kẽ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Đây là mối đe doạ mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải đương đầu. Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu em xin mạnh dạn được trình bày một số biện pháp phòng ngừa rủi to tín dụng qua đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp”. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI GỒM BA CHƯƠNG: Chương1 : Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà. Chương 2: Trình bày thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà. Chương 3: Trình bày những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà. </p>
<p> Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị trở thành thách thức đáng kể đổi với phần lớn các ...
<p> 1. Thị trường nước giải khát Thị trường nước giải khát tại Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh trong những năm g ...
<p> Tóm tắt nghiên cứu • Kết quả khảo sát 200 người có nấu ăn và quyết định chính nhãn hiệu dầu ăn cho thấy: Neptune và ...
<p> Tăng trưởng GDP: Mặc dù trong năm qua kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức từ trong và ngoài nước, ...
<p> Thị trường đồ uống toàn cầu luôn duy trì sự phát triển tích cực và có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả. ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay