Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP của Việt nam thời kỳ 1990 đến 2001

Trong công cuộc đổi mới đất nước việc quản lý vĩ mô nền kinh tế một cách đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững. Để hoạch định chính sách các nhà quản lý kinh tế cần phải sử dụng các mô hình phân tích kinh tế vĩ mô. Trong các mô hình này chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (Gross Dometic Product - GDP) với vai trò trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt và được xem xét dưới nhiều giác độ. Đổi mới hoạt động nền sản xuất kinh tế Việt nam từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với nhiều thành phần kinh tế bình đẳng tham gia vào nền sản xuất xã hội. Để hoà nhập với cộng đồng các quốc gia trên thế giới về mọi phương diện đòi hỏi chúng ta phải đôỉ mới về mọi mặt. Một trong các mặt đó là phương pháp mới về quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế mà hầu hét các quốc gia trên thế giới đã sử dụng từ rất lâu đó là tài khoản quốc gia (SNA) với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GDP, GNI, NI, NDI. Đối với mỗi quốc gia các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhằm phản ánh kết quả hoạt động của nền sản xuất xã hội, quá trình phân phối và sử dụng sản phẩm sản xuất ra quá trình tạo ra thu nhập phân phối và phân phối lại thu nhập đó phản ánh mức sống thực tế, giá trị vốn đầu tư cho tích luỹ tài sản tái sản xuất mở rộng. GDP là một trong những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất của các ngành các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập nguồn gốc sự giầu có và phồn vinh xã hội. Nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nền sản xuất, nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sau mà cả hiệu quả của tái sản xuất theo chiều rộng và là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ để tính các chỉ tiêu khác. GDP là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế một quốc gia nghiên cứu khả năng tích luỹ, khả năng huy động vốn cho sự phát triển sản xuất tính toán các khoản thu nhập từ sản xuất và làm cơ sở cho việc xác định chỉ tiêu đánh giá mức sống các tầng lớp dân cư, các chỉ tiêu so sánh quốc tế và làm căn cứ xác định trách nhiệm mức đóng góp của mỗi quốc gia vơí tổ chức quốc tế (liên hợp quốc, UNICEP.) mặt khác để đề ra các chính sách và các chiến lược phát triển đất nước trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong thời gian thực tập ở Viện Khoa học Thống kê, với sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú trong Viện em đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP của Việt nam thời kỳ 1990 đến 2001” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài lời nói đầu và kết luận luận văn gồm các chương sau: Chương I : Những lý luận cơ bản về chỉ tiêu GDP. Chương II : Đặc điểm vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích GDP. Chương III: Lập và phân tích dãy số GDP ở Việt nam thời kỳ 1990 -2001.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

HỖ TRỢ TÌM VÀ TẢI TÀI LIỆU

  • Từ ngày 01/05/2022

    Luanvan365 sẽ có thêm dịch vụ hỗ trợ các bạn tìm kiếm các tài liệu, luận văn ở nhiều website khác nhau
    Bạn có thể liên hệ với Admin để được hỗ trợ nhé
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ


    Phone: 0909.773687 (Zalo, Text) Facebook : Facebook chat hỗ trợ

  • XEM THÊM THÔNG TIN

    Xem thêm bài viết
LIÊN HỆ NGAY

TIN KHUYẾN MÃI

  • thư viện luận văn

    Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • thư viện luận văn

    Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • thư viện luận văn

    Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY