Luput ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus-SLE) là một bệnh tự miễn rất hay gặp ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Đặc trưng cơ bản của bệnh là những tổn thương tái diễn ở nhiều cơ quan, tổ chức, đặc biệt ở da, khớp, máu, thận. Bệnh tiến triển dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh sinh của SLE rất phức tạp và có nhiều vấn đề còn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, người ta đã biết chắc chắn rằng cơ chế nhận biết kháng nguyên của hệ thống miễn dịch ở người bệnh trở nên bất thường, nhiều kháng thể đã được sản xuất để chống lại một số thành phần tổ chức của chính mình. Rối loạn điều hoà miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh [1],[2],[3]. Hai đặc trưng cơ bản của bệnh là (1) Bất thường lympho T, rối loạn sản xuất hàng loạt cytokin như IL-1, IL-2, IL-4, TNF-α, IFN-γ., tác động lên các thành phần tham gia đáp ứng miễn dịch, thúc đẩy và phức tạp hoá quá trình bệnh lý; (2) Tăng sinh lympho B, sản xuất tự kháng thể IgG, kết hợp kháng nguyên - kháng thể và lắng đọng phức hợp miễn dịch tại các tổ chức của hệ liên võng nội mô. Quá trình phức tạp này có rất nhiều yếu tố tham gia và tạo nên bệnh cảnh lâm sàng đa dạng của bệnh [4],[5],[6]. Trên lâm sàng, một số bệnh nhân có biểu hiện đa dạng nhưng xuất hiện tổn thương ở da là dễ nhận thấy nhất, ít biểu hiện thương tổn các cơ quan nội tạng; ngược lại, một số bệnh nhân biểu hiện thương tổn chủ yếu ở thận và tiên lượng thường là nặng. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau cũng như tiến triển khác nhau trên từng bệnh nhân liệu có liên quan với mức độ rối loạn miễn dịch, trong đó có thay đổi nồng độ các cytokin hay không vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu. Là một bệnh tự miễn, nên phương pháp điều trị SLE chủ yếu sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch, với các thuốc như corticoid, cyclophosphamide, azathioprine,. Tuy nhiên, diễn biến lâm sàng và đáp ứng điều trị giữa các bệnh nhân không đồng nhất, thậm chí một số bệnh nhân đáp ứng rất kém với điều trị. Mục tiêu điều trị SLE là duy trì tình trạng lui bệnh ổn định; phát hiện sớm cơn vượng bệnh để điều trị tăng cường hợp lý nhanh chóng đưa bệnh nhân trở lại tình trạng lui bệnh; hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Trên thế giới, nhiều hướng nghiên cứu đã được tiến hành để tìm kiếm biện pháp giải quyết những trường hợp này, trong đó vai trò chi phối của các cytokin trong quá trình đáp ứng miễn dịch ở người bệnh đang được tập trung nghiên cứu. Những nghiên cứu này là cơ sở cho một hướng điều trị mới, sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu điều trị [7],[8],[9]. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, điều trị và một số khía cạnh sinh học của SLE. Tuy nhiên, rất ít tác giả nghiên cứu về rối loạn miễn dịch, nhất là về thay đổi nồng độ các cytokin và thay đổi số lượng tế bào miễn dịch ở bệnh nhân SLE trước điều trị cũng như trong quá trình điều trị [10],[11],[12],[13],[14],[15],[16],[17],[18],[19]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá sự thay đổi nồng độ các cytokin (IL-2, IL-4, TNF-α, IFN-γ) và số lượng tế bào lympho T-CD3+, T-CD4+, T-CD8+, B-CD19+, NK-CD56+ trước và sau điều trị ở bệnh nhân luput ban đỏ hệ thống. 2. Xác định mối liên quan giữa thay đổi nồng độ của một số cytokin và số lượng tiểu quần thể tế bào lympho với chỉ số hoạt động bệnh trên lâm sàng.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay