Giao tiếp bằng lời là hoạt động thường xuyên và quan trọng trong đời sống của con người. Trong giao tiếp bằng lời, nghe - hiểu tiếng nói là khâu quan trọng. Sự tiếp nhận âm thanh ngôn ngữ được thực hiện không chỉ nhờ bộ máy thính giác, mà còn bằng hoạt động phân tích tổng hợp của vỏ não. Để đánh giá suy giảm sức nghe, từ lâu con người đã biết dùng đồng hồ và các dụng cụ phát ra âm thanh để ước lượng sức nghe. Cuối thế kỷ XIX, F. Bézold lần đầu tiên đã sử dụng âm thoa sau đó dùng tiếng nói thầm để đánh giá sức nghe. Hạn chế của phương pháp trên là chỉ đưa ra sự đánh giá sơ bộ về sức nghe. Đầu thế kỷ XX, máy đo thính lực điện tử ra đời, cho phép đánh giá sức nghe về thể loại và mức độ. Tuy vậy, phương pháp này vẫn bị hạn chế, vì kích thích dùng để đo là các đơn âm, trong khi tiếng nói trong thực tế giao tiếp hàng ngày là phức âm. Đo sức nghe bằng đơn âm có giá trị phân tích đối với sức nghe và chỉ khảo sát đánh giá được một số bộ phận của cơ quan thính giác (tai giữa, tai trong ), không cho phép đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh của quá trình nghe-hiểu, đặc biệt các cơ quan trung ương thần kinh. Thính lực lời (TLL) là dùng lời nói, ngôn ngữ tự nhiên đã được qui chuẩn qua máy đo thính lực làm nguồn kích thích để đo sức nghe. TLL nghiên cứu tổng hợp về thính giác giúp chúng ta xem xét cả phần ngoại biên (tai), phần trung ương (thần kinh) của bộ máy thính giác và đánh giá hiệu suất của bộ máy đó về mặt xã hội. Vì vậy, TLL cần thiết và hữu dụng trong thực tế giám định sức nghe, đánh giá hiệu quả phẫu thuật phục hồi chức năng nghe như cấy điện cực ốc tai và hiệu quả của máy trợ thính cũng như việc lựa chọn máy trợ thính thích hợp. Ngày nay TLL đã được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong thực hành chuyên khoa TMH ở các nước trên thế giới. Tùy thuộc vào đặc điểm ngôn ngữ của từng nước, người ta xây dựng các bảng từ thử và bảng câu thử TLL khác nhau. Ở Việt nam, đã có ba bảng từ thử TLL được xây dựng. Đó là bảng từ thử hỗn hợp âm tiết do Phạm Kim và cộng sự [1]; bảng từ thử một và hai âm tiết của Nguyễn Hữu Khôi [2]; bảng từ thử thể loại Freiburger do Ngô Ngọc Liễn xây dựng và đã được ứng dụng trong giám định điếc nghề nghiệp [3]. Trong TLL, bảng câu thử thính lực lời (BCTTLL) có vị trí quan trọng. Bởi vì, trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta tiếp nhận thông tin không phải qua các từ tách biệt, mà qua các câu hoàn chỉnh. Vì vậy BCTTLL cho phép đánh giá một cách tổng hợp, đầy đủ hoàn thiện quá trình nghe hiểu trong giao tiếp bằng lời.Việc xây dựng BCTTLL rất cần thiết trong việc đo tính sức nghe đối với người lớn, xác định ngưỡng nghe nhận lời nói, đặc biệt là đối với người nghe kém do tuổi già trong việc đánh giá hiệu suất của máy trợ thính và lựa chọn máy trợ thính thích hợp Gần đây BCTTLL được phát triển nhiều ở các nước trên thế giới. Còn nước ta, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu xây dựng BCTTLL tiếng Việt. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện luận án với tên gọi “Nghiên cứu xây dựng bảng câu thử thính lực lời Tiếng Việt, ứng dụng trong nghe kém tuổi già”. MỤC TIÊU Luận án hướng đến các mục tiêu sau: 1. Xây dựng bảng câu thử thính lực lời tiếng Việt. 2. Ứng dụng bảng câu thử thính lực lời tiếng Việt trong nghe kém tuổi già.
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lư ...
Hiện nay tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tự phát đang xảy ra ở rất nhiều nơi. Với số lượng điểm giết mổ ...
Đặt vấn đề Một trong những vấn đề nằm trong những quan tâm hàng đầu đặt ra cho sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là ph ...
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn.Kỹ ...
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về " ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay